Thứ ba 26/11/2024 02:41

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2023

Chiều 18/5, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023.

Công nghiệp, thương mại ghi nhận phục hồi

Chia sẻ tại cuộc họp báo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 cho thấy tình hình kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định đúng tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra kịp thời, đúng hướng, hiệu quả; linh hoạt trong điều hành để hài hòa các mục tiêu trước mắt và lâu dài; phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã quán triệt, cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch hành động, đặc biệt là bám sát tình hình biến động của kinh tế thế giới để linh hoạt trong điều hành, tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhanh chóng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển.

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ 4 tháng năm 2023

Về công nghiệp, sản xuất công nghiệp tháng 4 có dấu hiệu cải thiện khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước (IIP ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước).

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, IIP giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 7,8%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vốn đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế giảm 2,1% (cùng kỳ tăng 8,5%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,5% (cùng kỳ tăng 7%); ngành khai khoáng giảm 2,8% (cùng kỳ năm 2022 tăng 4,1%).

Nhìn chung, sản xuất của ngành công nghiệp nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong 4 tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn do nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam yếu, các doanh nghiệp thiếu đơn đặt hàng mới, tồn kho hàng thành phẩm tăng, một số doanh nghiệp đã buộc phải cắt giảm số lượng việc làm cũng như giảm mua hàng hóa đầu vào. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đầu vào đang có xu hướng giảm cộng với nhu cầu suy yếu, một số doanh nghiệp đang có xu hướng giảm giá bán hàng hóa để kích thích nhu cầu tiêu dùng.

This browser does not support the video element.

Về xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã tiếp tục ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023 đạt 206,76 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 16,73%), trong đó xuất khẩu giảm 13% (cùng kỳ tăng 17,18%); nhập khẩu giảm 17,7% (cùng kỳ tăng 16,27%). Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng năm 2023 xuất siêu 7,55 tỷ USD.

Những khó khăn trong sản xuất và sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 107,16 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 17,18%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 27,44 tỷ USD, giảm 14,9%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 79,71 tỷ USD, giảm 12,4%, chiếm 74,4%.

Đáng chú ý, trong khó khăn xuất khẩu gạo tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản trong tháng 4 khi tăng mạnh cả về lượng và trị giá xuất khẩu (tăng 8,5% về lượng và tăng 7,2% về kim ngạch xuất khẩu so với tháng trước; tăng 88% về lượng và tăng 98% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại họp báo

Đối với thị trường trong nước, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2023 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 3,9%); trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 25,8% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 109,4%. So với so với 4 tháng đầu năm 2019 (năm trước khi xảy ra dịch Covid-19), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2023 tăng 26,7%.

Tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và không đồng đều ở các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng phục hồi chậm.

“Các nước phát triển ngày càng quan tâm đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và dựng lên những tiêu chuẩn mới, hàng rào kỹ thuật mới đối với sản phẩm nhập khẩu; Trung Quốc mở cửa trở lại làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam... là những yếu tố tiếp tục tác động đến sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng tới” - Thứ trưởng lưu ý.

Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết một số nhiệm vụ chính mà Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai, gồm:

Về đẩy mạnh phát triển thị trường ngoài nước, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN). Cụ thể, quyết liệt đột phá vào các thị trường mới, nơi có tầng lớp trung lưu gia tăng như các thị trường mới nổi E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mêxico và Indonesia; thị trường Halal (Trung Đông, Malaysia, Brunay).

Họp báo thường kỳ 4 tháng năm 2023 của Bộ Công Thương thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan báo chí

Ngoài ra, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA.

Trên cơ sở đó, tiếp tục tổ chức các Hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng giữa các cơ quan của Bộ, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các Bộ, ngành liên quan để kịp thời cập nhật cho doanh nghiệp, Hiệp hội về thông tin, nhu cầu, cũng như các quy định mới của thị trường. Đẩy mạnh phát triển xuất nhập khẩu thông qua hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Về phát triển thị trường trong nước, thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua: Kích thích tiêu dùng; Tăng chi tiêu của Chính phủ; Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa thông qua khuyến khích các hệ thống phân phối hiện đại tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử.

Thực hiện hiệu quả Chương trình đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tại các địa phương.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho rằng, cần thúc đẩy phát triển sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp như: Bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, Tổ chức làm việc với một số ngành, địa phương trọng điểm về công nghiệp theo phân công của Chính phủ để kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất.

“Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất thông qua các giải pháp về ổn định thị trường tài chính, tiền tệ tháo gỡ khó khăn về vốn tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp khu vực chế biến, chế tạo có thêm nguồn lực để phục hồi và phát triển” - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Nên để cơ quan báo, tạp chí quyết định diện tích quảng cáo trên báo in

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)