Thứ sáu 22/11/2024 20:35

Bộ Công Thương thông tin về vấn đề nhập khẩu và giá xăng dầu của Malaysia

Trước thông tin giá xăng chỉ 13.000 đồng/lít, Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam, cơ quan chức năng của Bộ Công Thương đã làm rõ vấn đề trên.

Giá xăng Việt Nam có thể tương đương Malaysia nếu bỏ thuế phí

Theo thông tin do Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cung cấp, về giá xăng dầu, trong cơ cấu giá xăng hiện nay của Việt Nam, các loại thuế, phí chiếm khoảng 30-32% (tương đương 10-11 nghìn đồng/lít).Như vậy nếu không có thuế phí thì giá xăng Việt Nam sẽ khoảng 20 nghìn đồng/lít (tương đương 0,86 USD/lít).

Trước thông tin một số báo có đưa về việc giá xăng tại Malaysia chỉ ở mức 13 nghìn đồng/lít, Bộ Công Thương lý giải, ​Malaysia là nước sản xuất xăng dầu lớn và xuất khẩu xăng dầu. Tại Malaysia, Nhà nước không đánh các loại thuế đối với xăng dầu tiêu thụ trong nước và đồng thời Chính phủ có chính sách trợ giá đối với xăng dầu tiêu thụ trong nước cho người dân. Hiện, Chính phủ Malaysia đang trợ giá 1,65 RM tương đương 0,4 USD cho mỗi lít xăng RON95 và 1,85 RM tương đương 0,45 USD cho mỗi lít dầu diesel.

Như vậy, nếu Chính phủ Malaysia không trợ giá và nếu Việt Nam không đánh các loại thuế, phí, giá xăng RON95 của hai quốc gia là tương đương nhau (tại Malaysia hiện sẽ là 0,87 USD/lít, trong khi giá tại Việt Nam nếu bỏ các loại thuế phí là khoảng 0,86 USD/lít). Chính sách trợ giá của Malaysia chỉ áp dụng cho người bản địa. Ngay cả người nước ngoài tại Malaysia cũng phải mua xăng không được trợ giá nên xăng dầu xuất khẩu của Malaysia cũng được bán theo giá thị trường chung của khu vực.

​Như tại Singapore, nước xuất khẩu xăng dầu lớn tại khu vực Châu Á, giá xăng dầu cũng đang ở mức khá cao, giá xăng RON95 của Singapore hiện ở mức 2,315 USD/lít (tương đương khoảng 54.000 đồng/lít).

​Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp vẫn nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Malaysia với mức giá tương đương như nhập khẩu từ các thị trường Châu Á như Singapore (theo giá MOP’s là giá bình quân hàng ngày do hãng tin Platt của Singapore công bố).

Đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Malaysia làm rõ thông tin phát ngôn

​Bộ Công Thương cho biết thêm, về thông tin Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam và con số nước này sẽ xuất khẩu sang Việt Nam 300.000 lít xăng RON 95 như thông tin một số báo chí đưa tại hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, Bộ Công Thương với tư cách là bộ chuyên ngành quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu xăng dầu và là bộ đối tác của Malaysia nhưng đến nay cũng chưa hề nhận được thông tin này.

Bộ Công Thương đang đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Malaysia có thông tin làm rõ thêm về những nội dung đã phát ngôn trên báo chí thời gian vừa qua.

Theo thông tin từ một số đầu mối xăng dầu lớn, giao dịch mua bán xăng dầu phải theo giá thế giới. Việt Nam thường giao dịch mua bán xăng dầu với Singapore, ngoài ra còn có nguồn hàng ở Thái Lan, Hàn Quốc... Song việc mua xăng giá rẻ từ Malaysia khó có thể thực hiện được.

Theo tìm hiểu của Báo Công Thương Điện tử, người Malaysia chỉ cần bỏ 13.000 đồng (0,5 USD) mua 1 lít xăng.Tuy nhiên, đây là chính sách trợ giá dành riêng cho người bản địa nên khó có thể xuất khẩu giá rẻ

Cơ chế hỗ trợ giá xăng dầu của Malaysia

Giá xăng dầu của Malaysia thuộc mức thấp nhất thế giới, nhờ chính sách trợ giá nhiên liệu. Chính phủ Malaysia trợ giá xăng RON95 và dầu diesel, trong khi xăng RON97 không được trợ giá. Trợ cấp nhiên liệu ở Malaysia là trợ cấp bất kể đối tượng, có nghĩa là cả người giàu và người nghèo. Để giữ giá xăng dầu tại đây ổn định bất kể tình hình giá xăng dầu thế giới, Malaysia phải tốn thêm tiền trợ cấp mỗi khi giá xăng dầu tăng – số tiền vốn có thể được đưa vào các dự án kinh tế khác.

Theo một báo cáo nghiên cứu của CGS – CIMB và The Star, ước tính, giá dầu tăng 1 USD/thùng (tương đương 4,18 RM) thì chính phủ Malaysia sẽ phải chi ra thêm 80 triệu RM (18 triệu USD) tiền trợ cấp nhiên liệu để giữ giá xăng RON95 lần lượt là 2,05 RM (0,47 USD) và 2,15 RM/lít (0,49 USD).

Từ tháng 8/2010, chính sách của chính phủ chỉ cung cấp các khoản trợ cấp cho người dân bản địa, đặc biệt là những người thuộc các nhóm thu nhập thấp và trung bình.

Theo đó, Malaysia chỉ bán xăng RON97 cho các xe đăng ký tại nước ngoài và xăng RON95 được trợ giá cho xe đăng ký tại Malaysia để tránh thất thoát các khoản trợ cấp cho người dân bản địa.

Theo luật pháp Malaysia, các cá nhân có thể bị phạt 1 triệu ringgit (240.000 USD) hoặc 3 năm tù hoặc cả hai mức phạt trên nếu vi phạm lệnh cấm, trong khi các công ty, thực thể có thể bị phạt tối đa 2 triệu ringgit (480.000 USD).

Trên thực tế hồi tháng 4 năm 2022, nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam cũng đăng tải thông tin về việc Malaysia phạt tới 10 tỷ đồng nếu bán xăng trợ giá cho xe nước ngoài. Bộ trưởng Bộ Nội thương, Hợp tác xã và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Malaysia Alexander Nanta Linggi cho biết, thời gian gần đây, các công ty nhiên liệu và các trạm xăng gần biên giới Singapore liên tục được cảnh báo về quy định cấm bán xăng RON95 được trợ giá cho các phương tiện đăng ký tại nước ngoài. Ông Alexander yêu cầu các văn phòng của Bộ ở khu vực giáp ranh Singapore và Thái Lan tăng cường giám sát, phát hiện và có biện pháp mạnh với các bên phạm luật.

Quy định kể trên bắt đầu được thực thi từ tháng 8/2010, dựa trên chính sách của chính phủ chỉ cung cấp các khoản trợ cấp cho người dân bản địa, đặc biệt là những người thuộc các nhóm thu nhập thấp. Theo đó, Malaysia chỉ bán xăng RON97 cho các xe đăng ký tại nước ngoài và xăng RON95 được trợ giá cho xe đăng ký tại Malaysia để tránh thất thoát các khoản trợ cấp cho người dân bản địa.

Liên quan đến vấn đề trợ giá xăng dầu, dù tới đây các công cụ thuế phí có thể được tính đến nhưng cũng cần nhìn nhận một thực tế, Việt Nam là nước có nền kinh tế với độ mở rất cao, một trong 20 nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới trong khi Malaysia lại không phải là quốc gia có thế mạnh xuất khẩu như Việt Nam. Vì vậy, khó có thể áp dụng chính sách trợ giá giống Malaysia.

Gánh nặng kinh tế

Hồi tháng 3, khi giá dầu thô thế giới tăng phi mã do ảnh hưởng của cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraine, tiền trợ cấp xăng dầu của Malaysia có thể tăng gấp đôi lên 28 tỷ RM (tương đương 6,7 tỷ USD) trong năm nay.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này – ông Tengku Zafrul Aziz, trong tháng 1, chính phủ đã tăng cường trợ cấp, chi 2 tỷ ringgit để hỗ trợ giá xăng, dầu diesel và khí hoá lỏng. Con số này tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2021, Malaysia đã chi 11 tỷ RM (2,51 tỷ USD) để trợ cấp giá xăng dầu. Sang năm 2022, dự tính mỗi tháng, chính phủ Malaysia sẽ phải bỏ thêm 2,5 tỷ RM (570 triệu USD) để giữ giá nhiên liệu ổn định do nguồn cung xăng dầu bị thắt chặt.

Đầu năm 2020, Malaysia đã xem xét lại cơ chế trợ cấp của mình để đảm bảo tiền trợ cấp sẽ tiếp cận được các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Ông Tengku Zafrul Aziz lý giải, nhiều mặt hàng khác như dầu ăn có thể sẽ tăng giá và cần trợ cấp. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị gác lại vì dịch Covid-19.

“Chính phủ không thể vay tiền để đi trợ cấp. Vì vậy, tiền trợ cấp phải được bù đắp bằng các doanh thu tăng thêm” – ông cho biết thêm.

Dân số tại Malaysia là 32,37 triệu dân, chỉ bằng 1/3 dân số Việt Nam. Do đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, GDP của Malaysia năm 2021 đạt 359 tỷ USD, cao gấp 1,3 lần Việt Nam. Nhờ nguồn thu ngân sách dồi dào, nước này có nhiều kinh phí để thực hiện các hoạt động trợ cấp cho giá xăng dầu. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, việc trợ cấp này cũng phải tính đến các cam kết quốc tế, trực tiếp là Cop 26 nêu rõ không được trợ giá cho các nhiên liệu hoá thạch, xăng dầu nằm trong số đó.

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế