Thứ bảy 17/05/2025 06:40

Bộ Công Thương rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm từ Trung Quốc

Bộ Công Thương ban hành Quyết định điều tra rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm từ Trung Quốc.

Ngày 3/10/2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2537/QĐ-BCT về việc điều tra rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm từ Trung Quốc mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10 và 7604.29.90 (Mã số vụ việc: ER01.AD05).

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, quyết định tiến hành điều tra rà soát cuối kỳ được ban hành căn cứ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại nhằm xác định sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế - xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu, đánh giá khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp chấm dứt biện pháp chống bán phá giá.

Ảnh: TTXVN

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Cơ quan điều tra sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung sau: khả năng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá nếu chấm dứt biện pháp chống bán phá giá; khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá; và (mối quan hệ nhân quả giữa khả năng bán phá giá với khả năng thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải chịu.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công Thương để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc với Cơ quan điều tra theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ dưới đây qua các phương thức sau: công văn chính thức hoặc thư điện tử.

Hạn cuối để đăng ký bên liên quan là ngày 18/12/2023.

Quyết định số 2537/QĐ-BCT xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng xúc tiến tiêu thụ nông sản tại TP. Hồ Chí Minh

Cần Thơ: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Đồng Tháp: Sản phẩm OCOP Tân Hồng bứt tốc nhờ kinh tế số

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới