Thứ tư 27/11/2024 15:46

Bộ Công Thương được doanh nghiệp đánh giá cao trong thủ tục hành chính xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương nằm trong top các bộ dẫn đầu về mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu. Đây là nội dung trong báo cáo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố ngày 15/7/2021.

Dựa trên kết quả phản hồi từ 3.657 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Báo cáo “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu: Kết quả khảo sát năm 2020” tổng hợp đánh giá của doanh nghiệp về mức độ thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu trong năm vừa qua, đồng thời phản ánh các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tới các bộ, ngành sửa đổi các quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi, góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập khẩu.

Lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa bao gồm 3 thủ tục chính: thủ tục cấp giấy phép và giấy tờ tương đương, thủ tục công bố hợp quy và thủ tục kiểm tra chất lượng. Liên quan đến đánh giá của doanh nghiệp về mức độ thuận lợi khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép và giấy tờ tương đương trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa, tỷ lệ doanh nghiệp gặp thuận lợi cao nhất khi tuân thủ thủ tục này là đối với Bộ Công Thương (41,6%), kế đến là Bộ Khoa học Công nghệ (28,4%). thấp nhất là Bộ Giao thông Vận tải (17,1%).

Thủ tục hành chính xuất nhập khẩu đã có bước cải cách lớn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Cùng đó tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá dễ hoặc tương đối dễ trong thực hiện thủ tục của các bộ, ngành đều có sự cải thiện theo thời gian. Trong đó, chuyển biến nhiều nhất là tại Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Công Thương cũng trong top 3 bộ dẫn đầu về mức độ thuận lợi khi thực hiện thủ tục công bố hợp quy trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa

Nhận xét về kết quả khảo sát, ông Đậu Anh Tuấn- Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- cho hay, khảo sát này được tiến hành hoàn toàn khách quan, độc lập. Cụ thể, doanh nghiệp đang sử dụng ngày một đa dạng các phương thức tiếp cận thông tin thủ tục hành chính xuất nhập khẩu. Những phương thức cung cấp thông tin trực tuyến được đánh giá cao hơn các phương thức cung cấp thông tin truyền thống.

Các doanh nghiệp đề nghị cần tăng tính công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác giải đáp vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Cơ quan Hải quan và các bộ, ngành cũng cần nâng cao năng lực giải quyết công việc và tăng cường kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp.

“Nguyên tắc quản lý rủi ro cần được triển khai và áp dụng đầy đủ, toàn diện trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính xuất nhập khẩu. Công tác phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các bộ, ngành trong giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp cần hiệu quả hơn. Việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật cần bảo đảm tính nhất quán và ổn định, mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu chi phí tuân thủ bất hợp lý và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong cả chuỗi thủ tục xuất nhập khẩu”- Báo cáo khảo sát cho biết.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư