Thứ hai 21/04/2025 13:27

Bộ Công Thương đề xuất đơn vị tiếp nhận nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về chuyển giao nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 sau khi hết thời hạn hợp đồng BOT.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị tiếp nhận, quản lý, vận hành, kinh doanh, bảo trì công trình nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 sau chuyển giao; Giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam chuẩn bị nhân sự, nguồn lực cần thiết và kinh phí có liên quan để chuẩn bị cho kế hoạch nhận chuyển giao, tiếp nhận các nhà máy; Tham gia vào các bước chuẩn bị tiếp nhận các nhà máy cùng Bộ Công Thương và các Bộ ngành.

Sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận chuyển giao, đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý hình thức xử lý tài sản chuyển giao là ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Đối với việc phối hợp với các cơ quan tổ chức kế hoạch nhận chuyển giao và chuyển giao, Bộ Công Thương đã có kiến nghị các cơ quan tham gia. Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành liên quan thì có một số Bộ đề nghị không tham gia (Bộ Tư pháp, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN) và Bộ Tài chính chỉ tham gia một số nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.

Mặt khác, theo quy định tại Hợp đồng BOT (03 năm trước khi chuyển giao), ngày 27/1/2022, Công ty BOT Phú Mỹ 2.2 đã gửi Bộ Công Thương Kế hoạch chuyển giao và đề xuất Bộ chỉ định đơn vị nhận chuyển giao để cùng phối hợp triển khai các bước tiếp theo. Thêm vào đó, ngày 15/2/2012, Công ty BOT Phú Mỹ 3 cũng có văn bản đề nghị tham gia chứng kiến giai đoạn đại tu cuối cùng và giai đoạn nghiệm thu từng phần của nhà máy. Với việc tham gia này phía Việt Nam sẽ bước đầu đánh giá được tình trạng của nhà máy, hỗ trợ cho việc giám sát nhà máy chạy thử nghiệm đáp ứng Tiêu chuẩn vận hành trước khi chuyển giao.

Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Phú Mỹ 3 (Bà Rịa - Vũng Tàu) chủ đầu tư là Sembcorp, Kyuden International Corporation và Sojitz Corporation. Nhà máy có công suất hợp đồng 716,8 MW. Bộ hợp đồng dự án và Hợp đồng BOT được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ký với Chủ đầu tư/Công ty BOT vào ngày 22/5/2001.

Nhà máy bắt đầu vận hành thương mại từ 1/3/2004 với thời hạn 20 năm và được chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam vào ngày 1/3/2024 sau khi kết thúc thời hạn theo hợp đồng.

Dự án BOT Phú Mỹ 2-2 cũng tại Bà Rịa Vũng Tàu do EDFI, Summit Global Management II B.V và TEPCI là chủ đầu tư với công suất 715MW. Hợp đồng BOT ký ngày 18/9/2001 và vận hành năm 2005. Ngày 4/2/2025 là đến hạn chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi hết 20 năm hợp đồng.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

PC Đắk Lắk: Đảm bảo cung cấp điện ổn định mùa khô năm 2025

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Bài 2 - Chung sức gỡ nút thắt mặt bằng

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Bài 1: Những người thợ bám rừng kết nối nguồn sáng

NSMO gấp rút triển khai phương án cung cấp điện mùa nắng nóng

EVNNPC: Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

Lưới điện truyền tải không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Kim Bảng

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS