Chủ nhật 29/12/2024 15:06

Bộ Công Thương công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019

Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019, Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về mức điều chỉnh.

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 áp dụng từ ngày 20/3/2019 được điều chỉnh với mức giá mới là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 8,36% so với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh).

Lần điều chỉnh giá điện gần nhất diễn ra vào ngày 1/12/2017 sau 3 năm giữ giá trước đó. Tại lần tăng giá này, giá điện tăng lên 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương ứng tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh).

Tại buổi họp báo, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Mức giá bán lẻ điện này nằm trong khung giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quyết định tại Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg ngày 25/7/2017 và theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017, mức tăng này do Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn- Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - phát biểu tại buổi họp báo

Trên cơ sở mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh; cơ cấu phụ tải điện năm 2018, dự báo năm 2019; giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện được xây dựng theo cơ cấu biểu giá quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg. Do cơ cấu tiêu thụ điện có thay đổi, giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện được điều chỉnh trong phạm vi +/- 2% so với tỷ lệ được quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg.

Theo tính toán, với giá điện tăng 8,36% từ ngày 20/3/2019, CPI năm 2019 tăng trong khoảng 3,3% - 3,9%. Với mức tăng CPI này, việc điều chỉnh giá điện vẫn đảm bảo mục tiêu CPI năm 2019 được Quốc hội thông qua là dưới 4%.

Trong khi đó, ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - cho biết, tập đoàn này dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện 8,36% từ ngày 20/3. Toàn bộ số tiền này sẽ được EVN chi trả cho các đối tác cung cấp khí, than, nhà máy điện bán cho EVN... đáng lý phải trả từ 2 năm trước.

Phó Tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri trả lời câu hỏi của các nhà báo

Cụ thể số tiền chi trả cho đối tác bán than cho điện là 7.000 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá khí trong bao tiêu 6.000 tỷ; chênh lệch tỷ giá của nhà máy điện ngoài EVN khoảng 3.825 tỷ đồng. Riêng số tiền 6.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá khí trong bao tiêu sẽ được thu về ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn khoản thanh toán bổ sung chi phí mua dầu, chênh lệch mua điện tăng lên...

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo EVN triển khai thực hiện tổ chức công bố công khai và thực hiện việc điều chỉnh giá điện đến tất cả các hộ sử dụng điện theo quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT. Thực hiện các giải pháp đồng bộ về tổ chức, quản lý, đầu tư hiện đại hóa công nghệ phát triển nguồn và lưới điện, kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí và áp dụng các giải pháp để giảm tổn thất điện năng, nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí thường xuyên.

Bên cạnh đó Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các cơ chế giá điện, cơ chế khuyến khích tài chính phù hợp với các chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải điện được duyệt, báo cáo Bộ Công Thương xem xét quyết định.

Theo Quyết định trên, cụ thể giá bán lẻ điện cho sinh hoạt gồm 6 bậc: Bậc 1: cho kWh từ 0-50 sẽ chịu mức giá 1.678 đồng/kWh; Bậc 2: cho kWh từ 51 – 100 áp dụng mức giá 1.734 đồng/kWh; Bậc 3: cho kWh từ 101 – 200 áp dụng mức giá 2.014 đồng/kWh; Bậc 4: cho kWh từ 201 – 300 áp dụng mức giá 2.536 đồng/kWh; Bậc 5: cho kWh từ 301 – 400 áp dụng mức giá 2.834 đồng/kWh; Bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên áp dụng giá 2.927 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước là 2.461 đồng/kWh.

Đối với các ngành sản xuất, giá bán lẻ điện cấp điện áp từ 110kV trở lên, trong giờ bình thường là 1.536 đồng/kWh, giờ thấp điểm là 970 đồng/kWh và giờ cao điểm là 2.759 đồng/kWh. Với cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV, giờ bình thường là 1.555 đồng/kWh, giờ thấp điểm là 1.007 đồng/kWh và giờ cao điểm là 2.871 đồng/kWh. Cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV, trong giờ bình thường là 1.611 đồng/kWh, giờ thấp điểm là 1.044 đồng/kWh và giờ cao điểm là 2.964 đồng/kWh.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước