Chủ nhật 24/11/2024 10:28

Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định UKVFTA về phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 14/2021/TT-BCT ngày 29/10 hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) về phòng vệ thương mại.

Theo nội dung, Thông tư số 14/2021/TT-BCT có 3 chương về quy định chung; biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp và biện pháp tự vệ song phương. Trong đó, theo quy định chung, Thông tư số 14/2021/TT-BCT hướng dẫn điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự tự vệ song phương để thực hiện Hiệp định UKVFTA. Đồng thời, các quy định tại Thông tư được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len theo Hiệp định UKVFTA.

Thông tư nêu rõ, đối tượng áp dụng là cá cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại để thực thi Hiệp định UKVFTA; các thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại để thực thi Hiệp định UKVFTA.

Bên cạnh đó, theo một số quy định tại Thông tư số 14/2021/TT-BCT, biện pháp tự vệ song phương là biện pháp tự vệ đặc biệt được quy định tại Điều 99 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 3.10, Chương 3 Hiệp định EVFTA đã được đưa vào thành quy định Hiệp định UKVFTA, áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định UKVFTA nhập khẩu vào Việt Nam, theo các điều kiện và thủ tục điều tra quy định tại Thông tư này.

Ngoài ra, Thông tư cũng đề cập đến giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2030; ngành sản xuất trong nước trong điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ song phương là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước. Việc xác định tỷ lệ chủ yếu của đại diện ngành sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. Cơ quan điều tra là Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương.

Thông tư số 14/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 15/12/2021. Xem nội dung Thông tư tại đây

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng

Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía