Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp

Năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bộ Công Thương: Các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Chiều ngày 6/1/2025, Cục Phòng vệ thương mại tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng vệ thương mại năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự và có chỉ đạo tại hội nghị. Cùng dự hội nghị có đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện các hiệp hội ngành hàng.

Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân; Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Trịnh Anh Tuấn và ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tại hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại

Năm 2024, trước bối cảnh xu hướng phi toàn cầu hoá mạnh mẽ, chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau. Các nước phát triển ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Từ đó, dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu; đặc biệt, nhiều thị trường gia tăng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại...

Cục Phòng vệ thương mại là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại, bao gồm các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Báo cáo tại hội nghị, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, năm 2024, công tác phòng vệ thương mại đạt một số dấu ấn nổi bật, cụ thể:

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cục Phòng vệ thương mại được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại hiện hành. Cục đã hoàn thiện hồ sơ dự thảo theo đúng trình tự, thủ tục và tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Chính phủ sớm hơn thời hạn được giao.

Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại đã hoàn thiện, báo cáo Lãnh đạo Bộ hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tổng thể về việc đề nghị các nước công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại giai đoạn 2024-2030 tại Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 25/12/2024. Ngày 30/12/2024, Cục Phòng vệ thương mại đã trình và được Lãnh đạo Bộ ký ban hành Quyết định số 3649/QĐ-BCT về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành sản xuất trong nước nhằm nâng cao năng lực điều tra phòng vệ thương mại và theo dõi hiệu quả của các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2025 - 2030".

Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích doanh nghiệp
Hội nghị Tổng kết công tác phòng vệ thương mại năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025. Ảnh: Cấn Dũng

Đồng thời, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và các bên liên quan, Cục Phòng vệ thương mại tiếp tục triển khai 3 thủ tục hành chính cấp độ 4 theo Quyết định số 1573/QĐ-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Đồng thời, tiếp tục triển khai có hiệu quả Hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại (Trav Online) đối với hàng hoá nhập khẩu.

Về thúc đẩy các quốc gia công nhận nền kinh tế thị trường, tính đến nay, đã có 73 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Năm 2024, Costa Rica công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Theo lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại, trong gần 23 năm qua, Cục Phòng vệ thương mại đã không ngừng thúc đẩy công tác đề nghị các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil... công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Đối với việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường, trong suốt 270 ngày tham gia quy trình theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, Cục Phòng vệ thương mại đã phối hợp với luật sư tư vấn của Chính phủ cung cấp hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu nhằm chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Mặc dù kết luận do Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường, nhưng cũng đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.

Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích doanh nghiệp
Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương báo cáo công tác phòng vệ thương mại năm 2024 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2025. Ảnh: Cấn Dũng

Ứng phó hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại

Trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ hợp pháp các ngành sản xuất trong nước.

Ông Chu Thắng Trung cho biết, năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại tiếp tục điều tra, rà soát 10 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 6 vụ việc mới, khởi xướng rà soát 3 vụ việc rà soát cuối kỳ; khởi xướng 1 rà soát hàng năm, tiếp nhận và xử lý 7 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới. Trong số 55 vụ việc điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, đã có 31 biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực.

"Các biện pháp này đã góp phần bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và việc làm của hàng triệu lao động, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội, tăng thu cho ngân sách nhà nước khoảng 1,5 nghìn tỷ mỗi năm"- ông Chu Thắng Trung nhấn mạnh.

Ngoài ra, trong năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại đã thực hiện 12 vụ việc rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại đang được áp dụng theo quy định để đảm bảo các biện pháp được áp dụng đúng đối tượng, đúng mức độ và đúng điều kiện. Trong số các vụ việc rà soát có 2 vụ việc rà soát nhà xuất khẩu mới, 4 vụ việc rà soát hàng năm và 06 vụ việc rà soát cuối kỳ.

Bên cạnh đó, Cục Phòng vệ thương mại đã trình Lãnh đạo Bộ báo cáo đánh giá tổng thể tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành thép, ngành mía đường và đưa ra các khuyến nghị; phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng theo dõi sát sao tình hình nhập khẩu các mặt hàng chủ chốt để đảm bảo thị trường trong nước phát triển lành mạnh, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất trong nước nộp hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi có dấu hiệu hàng hóa nhập khẩu gia tăng nhanh gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và WTO.

Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích doanh nghiệp
Đại diện các hiệp hội ngành hàng tham dự hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

Ở chiều ngược lại, năm 2024, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với 32 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài mới khởi xướng phát sinh từ 12 thị trường (trong đó có 1 thị trường lần đầu tiên điều tra với Việt Nam là Nam Phi). Con số này tăng gần gấp đôi so với năm 2023 (là 15 vụ việc). Hoa Kỳ vẫn là nước điều tra nhiều nhất với 11 vụ việc (chiếm khoảng 1/3 số vụ việc năm 2024).

Bên cạnh các vụ việc mới phát sinh, Cục Phòng vệ thương mại cũng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xử lý một số vụ việc phòng vệ thương mại khởi xướng từ năm 2023 chưa kết thúc điều tra và các vụ việc rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (hiện vẫn còn hơn 100 biện pháp còn hiệu lực).

Ngoài các vụ việc mới khởi xướng, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phải xử lý hơn 100 vụ việc từ những năm trước đang trong quá trình điều tra/rà soát áp dụng biện pháp. Đơn cử, có những biện pháp đã được áp dụng hơn 20 năm như lệnh áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ với cá tra-basa, tôm nước ấm vẫn được rà soát hàng năm.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, các cuộc điều tra không chỉ gia tăng về số lượng (gần gấp đôi năm 2023), mà còn trở nên phức tạp hơn khi nhiều quốc gia điều tra các nội dung mới chưa từng có tiền lệ như: Hoa Kỳ điều tra trợ cấp xuyên quốc gia với pin mặt trời và vỏ viên nhộng; Canada lần đầu tiên điều tra chống lẩn tránh với một nước (là Việt Nam)… Cùng với đó, sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng, từ các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn như pin mặt trời (4,2 tỷ USD), tôm (800 triệu USD), thép chống ăn mòn (242 triệu USD) đến các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu thấp hơn như khay đúc bằng sợi (50 triệu USD), đĩa giấy (9 triệu USD)…

Trước bối cảnh đó, Cục Phòng vệ thương mại đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. "Việc các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp/thấp hơn so với các nước cùng bị điều tra đã góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu"- Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh.

Trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2024, tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Chu Thắng Trung cũng đã nêu rõ nhiệm vụ công tác năm 2025, trong đó, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ Công Thương giao.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.
VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Gần 500 thương hiệu quốc tế tham dự VPPE 2025 tại Bình Dương, giới thiệu công nghệ xanh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển ngành giấy và bao bì Việt Nam.
Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Mobile VerionPhiên bản di động