Thứ tư 14/05/2025 05:17

Bộ Công an đề xuất cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi

Dự thảo, đối với công dân là trẻ em dưới 6 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh, thì thực hiện cấp thẻ căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh.

Bộ Công anđã hoàn thành Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong 60 ngày kể từ ngày đăng dự thảo trên cổng thông tin điện tử của Bộ này.

Dự thảo lần này đề ra nhiều quy định về căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, tài khoản định danh điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đề xuất cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ mới sinh đến người dưới 14 tuổi

Các quy định này áp dụng cho công dân Việt Nam, người gốc Việt (không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam).

Điểm mới đáng chú ý của dự thảo là việc nêu những trường hợp công dân được cấp thẻ căn cước công dân. Theo đó, đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên, thì trình tự, thủ tục cấp cơ bản không thay đổi và sẽ bắt buộc cấp căn cước công dân,.

Đối với công dân là trẻ em dưới 6 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh, thì thực hiện cấp thẻ căn cước đồng thời khi đăng ký khai sinh. Trường hợp công dân là trẻ em đã đăng ký khai sinh, thì cha, mẹ hoặc người giám hộ đến cơ quan quản lý căn cước làm thủ tục cấp thẻ. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tuổi, thì không thu nhận thông tin sinh trắc học.

Công dân là trẻ em đủ 6 tuổi trở lên, thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa trẻ đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận ảnh khuôn mặt khi thực hiện thủ tục cấp căn cước công dân.

Dự thảo còn đề xuất bổ sung quy định về quản lý, cấp căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ. Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn công dân từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

Cũng theo dự thảo, Bộ Công an đề xuất tích hợp vào căn cước công dân một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân ngoài thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Mục đích để thẻ gắn chip có giá trị tương đương xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Những dữ liệu này gồm: Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn...

Ngoài ra, dự thảo luật quy định chuyển tiếp theo hướng chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Còn các loại giấy tờ khác đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Dự thảo Luật căn cước công dân (sửa đổi) gồm 7 Chương 45 Điều, quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; quản lý, sử dụng thẻ CCCD; tài khoản định danh điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các nội dung liên quan đến nguyên tắc quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước cơ bản được giữ như quy định của Luật căn cước công dân hiện hành.

Về các hành vi nghiêm cấm, dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung nội dung nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước cho phù hợp với định hướng quản lý căn cước công dân tại dự thảo Luật.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào thẻ căn cước công dân; thẻ căn cước công dân có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ căn cước công dân để giúp giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính như: Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Toàn văn dự thảo Luật hiện đang được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 60 ngày.

An Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công an

Tin cùng chuyên mục

Giáo viên mầm non vùng khó được tăng phụ cấp 80%?

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Công đoàn Công Thương lan tỏa giá trị nhân văn vì người lao động

Hà Nội: Cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Hà Nội công bố tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10 công lập

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội - JICA: Thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong bối cảnh mới

Để kỳ nghỉ hè thành hành trình trưởng thành của trẻ

Ấm áp 'Bữa cơm công đoàn' kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương

Lai Châu: Lực lượng công an xung kích “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Cổng 57 - cầu nối đưa giải pháp chuyển đổi số vào thực tiễn

Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’