Thứ sáu 27/12/2024 02:55

Bình Thuận: Khảo sát vùng rừng hơn 600ha dự kiến làm hồ thủy lợi Ka Pét

Sở NN&PTNT Bình Thuận lập đoàn công tác khảo sát thực địa vùng lõi thuộc khu vực chuẩn bị chuyển đổi 600ha rừng để làm hồ thủy lợi Ka Pét.

Sáng 6/9, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /chu-de/tinh-binh-thuan.topic đã tổ chức buổi khảo sát khu vực hơn 600ha rừng sẽ được chuyển đổi để thực hiện dự án hồ thủy lợi Ka Pét (thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).

Theo đó, đoàn đã di chuyển từ Trạm bảo vệ rừng Đèo Ngang, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam) đi sâu vào trong rừng khoảng vài km (khu vực dự kiến xây dựng lòng hồ thủy lợi Ka Pét).

Phối cảnh dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện huyện Hàm Thuận Nam. (Ảnh Cổng thông tin tỉnh Bình Thuận)

Tại vị trí dự kiến xây hồ thủy lợi, cây rừng mọc nhiều nhất ở 2 bên bờ sông Ba Bích, đa phần là các loại tre nứa, cây hỗn tạp. Khu vực vùng lõi của dự án phần lớn là cây dầu, cây căm xe, bằng lăng…

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, trước đây khu vực rừng dự kiến triển khai dự án hồ thủy lợi Ka Pét đã từng được cho phép khai thác chính (chọn lựa những loại cây gỗ lớn có giá trị). Đến năm 2002, khi Thủ tướng Chính phủ thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên thì khu rừng này tiếp tục được bảo vệ nghiêm ngặt, những cây gỗ lớn, có giá trị ở khu vực này còn rất ít.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, dự án chứa nước hồ Ka Pét được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vào tháng 5/2019. Sau đó, Quốc hội quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2020 và Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023.

Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận tổ chức khảo sát khu vực 600ha rừng dự kiến làm hồ thủy lợi Ka Pét.

Đây là dự án quan trọng cấp quốc gia, cấp quyết định chủ trương đầu tư là Quốc hội, cấp quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, chủ quản đầu tư là UBND tỉnh Bình Thuận và đơn vị quản lý điều hành dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.

Dự án hồ thủy lợi Ka Pét được xây dựng ở huyện Hàm Thuận Nam, có sức chứa 51,2 triệu m3 nước. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án là 874,089 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương là 519,927 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 354,162 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2019 đến hến năm 2025.

Cũng theo UBND tỉnh Bình Thuận, tổng diện tích sử dụng đất của dự án xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét là 693,31ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 680ha. Cụ thể, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng là 162,55ha; rừng phòng hộ 0,91ha; rừng sản xuất 471,09ha, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 45,85ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp 12,9 ha.

Tại vị trí dự kiến xây hồ thủy lợi Ka Pét, cây rừng mọc nhiều nhất ở 2 bên bờ sông Ba Bích.

Để thay thế cho hơn 680ha diện tích rừng tự nhiên bị ngập tại hồ thủy lợi Ka Pét, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức khảo sát trồng mới với diện tích 1.844ha (gấp 3 lần diện tích rừng dùng để xây dựng hồ chứa nước Ka Pét).

Theo đó, mục tiêu đầu tư dự án là cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam và cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và Thành phố Phan Thiết; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận và tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du nhất là đoạn qua Thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh Bình Thuận.

Liên quan đến việc tỉnh Bình Thuận lên kế hoạch chuyển đổi hơn 600ha rừng để làm hồ thủy lợi Ka Pét, những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm việc xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét sẽ “xóa sổ” hơn 600 ha rừng tại địa phương này.

Được biết, ngày 7/9, tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức họp báo thông tin đầy đủ dự án hồ chứa nước Ka Pét, ý nghĩa của việc thực hiện dự án và tiến độ thực hiện dự án với đại diện UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm...

Kim Đồng

Tin cùng chuyên mục

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024