Thứ hai 23/12/2024 02:43

Bình minh cho tự do thương mại

Ngày 8/3/2018 là một ngày "đặc biệt" của thương mại thế giới, khi tại Thủ đô Santiago (Chile), 11 nước thành viên đã ký Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

CPTPP sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với thị trường 499 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 10,1 nghìn tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới. Năm 2016, trao đổi thương mại giữa 11 nước tham gia CPTPP lên đến 356 tỷ USD. Đây hoàn toàn là một bản FTAnthế hệ mới với chất lượng rất cao về các nội dung và cam kết. Chẳng thế mà, sau khi nhất trí về nội dung tại Tuần lễ Cấp cao APECViệt Nam 2017, Bộ trưởng Kinh tế nhiều nước thành viên CPTPP vẫn đem theo nhiều nội dung cần thương lượng thêm sang Chile ngay trước giờ ký.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh ngay sau lễ ký cho biết, 11 nước thành viên CPTPP đã tập trung, nỗ lực cho mục đích rất rõ ràng và quyết tâm đạt được kết quả cuối cùng, đúng như kế hoạch và mong muốn. Không những vậy, CPTPP còn tạo ra hấp lực rất lớn khi chưa ráo mực đã có nhiều nền kinh tế "ngỏ lời" tham gia.

CPTPP được trông đợi là sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) nhìn nhận ngay sau khi Hiệp định được ký. Theo WB, những hiệp định thương mại đa phương như CPTPP sẽ bổ sung động lực cho mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam.

"Ngay cả khi dựa trên những giả định khiêm tốn thì Hiệp định CPTPP dự kiến cũng sẽ góp phần làm tăng thêm 1,1% GDP tính đến thời điểm 2030. Với thêm giả định tăng năng suất khiêm tốn, CPTPP sẽ góp phần làm GDP tăng thêm 3,5%" - ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam - cho biết.

Còn theo ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế WB tại Việt Nam, Hiệp định mới sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Việt Nam nhờ tự do hóa thương mại và tăng cường tiếp cận thị trường. Quan trọng nhất là CPTPP sẽ thúc đẩy và tăng tốc quá trình cải cách trong nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba