Thứ hai 23/12/2024 06:21

Bình Dương: Tận dụng cơ hội từ các FTA thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đang tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, để mở rộng thị trường và duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu.

Thúc đẩy tăng trưởng bằng lực kéo xuất khẩu

Trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Bình Dương đang từng bước phục hồi, với sự khởi sắc của các thị trường xuất khẩu truyền thống. Đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Bình Dương đã tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự dothế hệ mới (FTAs) để tiếp cận, mở rộng thị trường và duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương đạt gần 19 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2021

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương ghi nhận đà tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 19 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 6,2 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 3,52 tỷ USD, tăng 6,9%, còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 15,44 tỷ USD, tăng 9,2%.

Theo ghi nhận, sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bình Dương đến nay đã xuất khẩu qua gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 6,48 tỷ USD, chiếm 34,2% kim ngạch xuất khẩu và tăng 12,8% so với cùng kỳ; thị trường EU đạt 2,21 tỷ USD, chiếm 11,7% và tăng 10,2%; Hàn Quốc đạt hơn 1,81 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng 8%; Nhật Bản đạt gần 1,81 tỷ USD, chiếm 9,5% và tăng 6,6%; Hồng Kông đạt gần 1,4 tỷ USD, chiếm 7,4%...

Đặc biệt, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương trong 6 tháng năm 2022 đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021. Đơn cử như kim ngạch xuất hàng dệt may đạt gần 1,49 tỷ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 7,8% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh; hàng giày da đạt hơn 1,15 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 6,1% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh; sắt thép các loại đạt gần 1,1 tỷ USD tăng 35,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 5,8% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt 695 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 3,7% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt gần 3,7 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 19,5% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ chiếm 68,3% tổng số, tăng 4,1% so cùng kỳ; thi trường Hồng Kông chiếm 9%, tăng 3,9%; thị trường EU chiếm 4,8%, tăng 3,2%.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Anh Vũ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội chế biến Gỗ Bình Dương cho biết: Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Bình Dươngđang tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để mở rộng thêm thị trường, nhất là thị trường Mỹ. Tuy nhiên, để phát triển, Bộ Công Thương cần có chính sách hỗ trợ hơn nữa về quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm gỗ Việt Nam.

Đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022, ông Nguyễn Trường Thi - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết: Việc triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh tiếp tục phát huy hiệu quả. Đặc biệt, các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện và hiệu quả hơn, đã và đang tạo điều kiện để hàng hóa xuất khẩu của tỉnh thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi.

“Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương dần ổn định và phát triển, các chỉ số kinh tế của ngành tăng trưởng so với cùng kỳ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với bình quân của cả nước”- ông Nguyễn Trường Thi khẳng định.

Tận dụng tốt các FTA đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu

Trong những tháng còn lại của năm 2022, thách thức với hoạt động xuất khẩu hàng hóa là rất lớn khi kinh tế thế giới tiếp tục chịu chi phối bởi xung đột Nga – Ukraine. Cùng với giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao… sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đang tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, để mở rộng thị trường và duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu

Để hỗ trợ nào cho doanh nghiệp tiếp cận và tận dụng lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, đã tham mưu UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số về việc phê duyệt nội dung Chương trình Hội nhập kinh tế quốc tế và ban hành kế hoạch thực hiện các Hiệp định thương mại.

Bên cạnh đó, Sở cũng tích cực tham mưu cho tỉnh thu hút đầu tư phát triển dịch vụ logistics để hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, xuất nhập khẩu và thu - hoàn thuế của doanh nghiệp…

Đặc biệt, nhằm thúc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, Sở Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền việc tận dụng cơ hội, lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do. Cũng như chủ động cùng với doanh nghiệp phòng, chống gian lận xuất xứ, ứng phó kịp thời đối với các biện pháp phòng vệ thương mại mà các quốc gia dựng lên cho hàng hóa nhập khẩu.

Các hiệp hội ngành hàng cũng như doanh nghiệp tỉnh Bình Dương kỳ vọng, những tháng còn lại của năm 2022, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục được mở rộng, nhất là những thị trường lớn đến từ các quốc gia tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Dự báo các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương như: Sản phẩm gỗ, dệt may, giày da, máy tính - linh kiện điện tử, sắt thép các loại… sẽ tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Lãnh đạo Lefaso 'hiến kế' để Cổng FTAP mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, địa phương

Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Chuyên gia 'hiến kế' để FTA Index giúp doanh nghiệp, địa phương hội nhập hiệu quả

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc