Thứ năm 28/11/2024 13:24

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.

Đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu là thế mạnh của địa phương

Bình Định là 1 trong 5 vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, địa phương này có thế mạnh phát triểnxuất khẩu và thương mại khi có vị trí địa lý, địa hình có nhiều thuận lợi.

Các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Bình Định là gỗ, sản phẩm wicker, nông sản, thuỷ sản, hàng may mặc… chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 ước đạt 8.014 triệu USD, cán cân thương mại thặng dư 5.874 triệu USD.

Theo ông Ngô Văn Tổng - Giám đốc Sở Công Thương Bình Định, đến nay tỉnh Bình Định đã có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả 5 châu lục. Kim ngạch xuất khẩu các năm đều tăng, năm sau tăng hơn so với năm trước. Quy mô sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp được đầu tư mở rộng. Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, chuyển dịch từ xuất khẩu thô sang sơ chế, gia công, tinh chế.

Bên cạnh đó, các mặt hàng qua gia công, chế biến, chế tạo thế mạnh của tỉnh như: Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nông sản, hải sản, hàng may mặc, bàn ghế nhựa giả mây... chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, phù hợp với xu hướng phát triển chung và thị trường xuất khẩu được mở rộng.

Đáng chú ý, nhiều mặt hàng xuất khẩu của tỉnh như gỗ, sản phẩm gỗ, hàng dệt may, hàng hải sản... có thị trường mới và khai thác khá tốt những thị trường đang có, thị trường trực tiếp phát triển, tạo lập được những thị trường mới phùhợp với năng lực của nền kinh tế địa phương và được duy trì khá ổn định.

Ông Ngô Văn Tổng- Giám đốc Sở Công Thương Bình Định

Theo số liệu từ Sở Công Thương, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bình Định ước đạt trên 1,6 tỷ USD, trên địa bàn tỉnh có gần 250 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, hàng hóa đã xuất khẩu trực tiếp sang hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả 5 Châu lục. Trong đó, Châu Á đạt 685,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 43,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của tỉnh; Châu Mỹ đạt 593,0 triệu USD chiếm 37,2%; Châu Âu đạt 268,9 triệu USD, chiếm 16,9%; còn lại là các Châu lục khác.

Báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bình Định cũng cho thấy, 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh này ước đạt 1.398,5 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Trong đó, Châu Á đạt 540,9 triệu USD, chiếm 38,9%; Châu Âu đạt 268,4 triệu USD, chiếm 19,3%; Châu Mỹ đạt 538,1 triệu USD, chiếm 38,7% trong kim ngạch xuất khẩu trực tiếp.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có thế mạnh của tỉnh 10 tháng đầu năm 2024 như: Hàng thủy sản ước đạt 102,7 triệu USD, tăng 3%; sản phẩm từ chất dẻo (chủ yếu bàn ghế nhựa giả mây) đạt 158,7 triệu USD, tăng 30,1%; mặt hàng gỗ ước đạt 340,6 triệu USD, tăng 19,3%; sản phẩm gỗ đạt 356,7 triệu USD, tăng 17%; hàng dệt may ước đạt 286,8 triệu USD, tăng 6,2%; giày dép các loại ước đạt 4,6 triệu USD, tăng 46,6% so cùng kỳ; tập trung các thị trường truyền thống chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Giám đốc Sở Công Thương Bình Định Ngô Văn Tổng cho hay: Trên cơ sở dự báo xu hướng thương mại thế giới trong thời gian tới bị tác động bởi các yếu tố như: ảnh hưởng của tình hình kinh tế chính trị xã hội của nhiều nước trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; xung đột chính trị, vũ trang của các nước lớn, tình trạng bảo hộ thương mại của các quốc gia phát triển đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu xảy ra quyết liệt, các sản phẩm hàng nông, lâm, hải sản xuất khẩu của Bình Định đang chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ các nước Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc... vì các nước này có sản phẩm cùng loại với Việt Nam, nhưng có lợi thế hơn do ứng dụng công nghệ hiện đại từ khâu nuôi trồng, khai thác và chế biến, chất lượng hàng hóa cao, hệ thống logistics tốt, giá rẻ và hậu mãi tốt.

"Ngoài ra, các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh buộc phải đáp ứng hàng loạt những quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt, khắt khe về kỹ thuật, chất lượng, tiêu chuẩn môi trường, lao động, xã hội...cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp”. - Giám đốc Sở Công Thương Bình Định nhấn mạnh.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Từ những yếu tố đó, Sở Công Thương tỉnh Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phâm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, giảm dần tỷ trọng hàng thô, sơ chế.

Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Bình Định cũng cần được nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường, quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định FTA thế hệ mới, chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ ngày càng nghiêm ngặt của các thị trường nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu, thâm nhập sâu vào các chuỗi cung ứng và kênh phân phối ở nước ngoài.

Cảng Quy Nhơn, Bình Định (Ảnh: CTV)

Đồng thời, Bình Định tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trưởng, bên cạnh các thị trường truyền thống, cần tiếp tục tìm kiến thị trường mới; phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng của địa phương, hội doanh nhân, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng của tỉnh liên kết với các hiệp hội của trung ương để được hỗ trợ và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia; vận động doanh nghiệp tham gia vào các Cổng thông tin thương mại điện tử Quốc gia, các Sàn giao dịch thương mại điện tử...

Ngoài ra, tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để trao đổi về tình hình xuất khẩu, những khó khăn, vướng mắc và bàn biện pháp tháo gỡ để góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường để kịp thời cung câp cho các hiệp hội, doanh nghiệp biết.

Bình Định cũng sẽ tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Doanh nghiệp cần tiếp tục tập trung sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng để đảm bảo quy mô cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng, kết nối cung cầu, sản xuất theo chuỗi. Phát triển đa dạng cả phương thức xuất khẩu chính ngạch truyền thống và phương thức xuất khẩu hiện đại.

Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử xuyên biên giới và tham gia các sàn thương mại điện tử thế giới; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và kinh doanh trên nền tảng công nghệ số tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng, tăng giá trị và năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có giá trị gia tăng như: gỗ, thủy sản, may mặc, bàn ghê nhựa giải mây, Đá granit, hàng nông sản,...

“Tiếp tục thông tin tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định FTA, đặc biệt là các Hiệp định FTA thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA và thị trường của các nước cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tận dụng hiệu quả hơn các lợi thế do các FTA mang lại”- Giám đốc Sở Công Thương Bình Định Ngô Văn Tổng thông tin thêm.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Định

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế