Thứ hai 23/12/2024 14:27

Biểu tượng Cổng trời Mường Lát có nguy cơ sạt xuống chân núi

Cổng trời Mường Lát, biểu tượng của huyện Mường Lát (Thanh Hóa) mới được hoàn thành chưa lâu nhưng đang đứng trước nguy cơ sạt xuống chân núi vì sạt lở đất.

Đỉnh dốc Cổng Trời nằm trên quốc lộ 15C, thuộc địa bàn xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là một trong những địa danh được nhiều người biết đến bởi cảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ, kết hợp cùng những tầng mây trắng bay lượn tạo nên cảnh sắc vô cùng tươi đẹp.

Cổng trời Mường Lát - biểu tượng của huyện Mường Lát. (Ảnh: QH)

Trước đây, dốc Cổng Trời là điểm dừng chân mỗi lần qua lại Mường Lát, tại đây mọi người sẽ được tận hưởng không khí trong lành, đứng trên độ cao mà chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ xung quanh và chụp hình lưu niệm. Từ đó, Cổng Trời trở thành điểm du lịch, check-in được nhiều người yêu thích, lựa chọn.

Theo lý giải của người dân nơi đây, Cổng Trời mang ý nghĩa kết nối, là sợi dây gắn kết giữa hiện tại và tương lai. Cái tên thể hiện tình cảm thiêng liêng mà người dân nơi đây dành cho tổ tiên, những người đã khai thiên lập địa, tạo nên vùng đất Trung Lý ngày nay. Đồng thời, hàm chứa ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn, tiếp nối truyền thống cha ông, làm nền tảng cho sự phát triển của Trung Lý hôm nay và mai sau.

Công trình này được xây dựng với khoảng cách chỉ cách vài bước chân là xuống vực sâu. (Ảnh: QH)

Xuất phát từ đó, xã Trung Lý đã thực hiện đầu tư, xây dựng khuôn viên cảnh quan khu vực Cổng Trời, với diện tích 1.616 m2, tổng kinh phí đầu tư 1,5 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 11/2023 và hoàn thiện vào đầu tháng 1/2024. Từ một điểm dừng chân đơn sơ, giờ đây đã trở thành điểm check-in vô cùng lý tưởng của người dân địa phương và các vùng lân cận.

Khuôn viên Cổng Trời được xây dựng với nhiều tiểu cảnh đẹp, trang trí hoa, cây xanh. Trung tâm khuôn viên là một khối đá lớn khắc dòng chữ “Cổng trời Mường Lát” rất to, ấn tượng cùng một khổ thơ trong bài thơ nổi tiếng Tây Tiến gắn liền với địa danh của nhà thơ Quang Dũng.

TÌnh trạng sụt lún, nứt công trình được gia cố bằng đóng cọc tre và phải chờ hết mùa mưa mới có thể xử ý dứt điểm. (Ảnh: QH)

Tảng đá này cũng chính là điểm nhấn, biểu tượng của dốc Cổng Trời và của cả huyện Mường Lát. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão, khu vực này đang bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng.

Một người dân địa phương cho hay, khu vực này mới được xây xong vào đầu năm nay và đã bị sụt lún cách đây khoảng 1 tháng. Để đảm bảo an toàn thì hiện được đóng các cọc tre để giữ đất, tránh sụt lún.

Theo ghi nhận, phía sau khu vực tảng đá chỉ vài bước chân đã có nhiều vết nứt lớn, nền bê tông bị tách rời và đang có chiều hướng tụt sâu về phía chân núi. Tạm thời, nhiều cọc tre đã được đóng tại vị trí sạt lở, sụt lún để giữ đất, giảm thiểu tác động của địa chất.

Cảnh báo công trình đang theo dõi sụt lún, sạt lở. (Ảnh: QH)

Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Công Thương, ông Trương Văn Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Lý (huyện Mường Lát) cho biết, sự cố trên đã xảy ra khoảng hơn 1 tháng trước, nguyên nhân là do nền đất yếu, mưa to kéo dài, đổ xuống khu vực này nên dẫn đến tình trạng trên.

Hiện tại không thể khắc phục được vì phải chờ sau mùa mưa, khoảng sau tháng 9, tháng 10; hiện tại chủ đầu tư và đơn vị thi công cũng đã đóng cọc để giữ phần đất bị sạt lở, che chắn bạt và cắm biển báo sụt lún, sạt lở”, ông Sự thông tin thêm.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: sạt lở đất

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo