Thứ năm 10/04/2025 07:37

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ chờ xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Tối 30 Tết, biển người đã đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. Hồ Chí Minh) để chọn các vị trí đẹp chờ xem bắn pháo hoa đón giao thừa.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương trong tối 30 tháng Chạp (nhằm ngày 9/2/2024), hiện các khu vực trung tâm quận 1, TP. Hồ Chí Minh rất đông đúc, trong đó tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi đông nghẹt người dân đổ về vui chơi để vừa checkin đường hoa, tham quan hội sách vừa chọn vị trí đẹp chờ xem bắn pháo hoa đón Giao thừa.

Khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghẹt người

Có mặt tại phố đi bộ Nguyễn Huệ từ rất sớm, chị Mai Ngọc Hân (ngụ quận Bình Thạnh)- cho biết, chị cùng nhóm 4 bạn ra khỏi nhà từ 6h tới đây để thưởng ngoạn đường hoa Nguyễn Huệ, cũng là để “xí” chỗ đẹp ngắm pháo hoa.

“Phải đi sớm mới có vị trí đẹp. Ở khu vực này thì phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên Bến Bạch đằng là đẹp nhất nên mình đã nhắm trước để ngồi”- chị Ngọc Hân nói.

Người dân háo hức chờ xem bắn pháo hoa đón giao thừa

Cũng như chị Ngọc Hân, anh Aymeric Garin Nguyễn (quốc tịch Pháp) - lần đầu ăn Tết ở Việt Nam nên rất háo hức được trải nghiệm không khí tại các điểm check-in nổi tiếng ở khu vực quận 1.

Theo Aymeric Garin Nguyễn, anh cùng vợ có mặt ở quận 1 lúc 7 giờ tối, sau đó đi dạo quanh khu vực đường sách, thăm thú một vài nơi rồi mới tới đường hoa Nguyễn Huệ chụp ảnh. “Tôi đang rất háo hức chờ khoảnh khắc Giao thừa tại Việt Nam”- anh Aymeric Garin Nguyễn chia sẻ.

Khu vực đường sách (trên đường Lê Lợi) cũng đông đúc người dân tham quan

Được biết, giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay TP. Hồ Chí Minh tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao là đầu đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức) và Khu Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi).

Đường sách Giáp Thìn 2024 là điểm đến được người dân yêu thích trong buổi tối 30 tháng Chạp

Ngoài ra, còn có 9 điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11), khu di tích Láng Le Bàu Cò (huyện Bình Chánh), quảng trường Rừng Sác (huyện Cần Giờ), khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn), quảng trường Trung tâm hành chính quận 7, khu dân cư Bình Trị Đông (quận Bình Tân), khu vực Nhà văn hóa huyện Củ Chi, đền Bến Nọc (TP. Thủ Đức), công viên Văn hóa (quận Gò Vấp). Tuy nhiên, do khu di tích Láng Le Bàu Cò đông dân cư nên Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất UBND TP chuyển điểm bắn pháo hoa về khu truyền thống Cách Mạng Mậu Thân (huyện Bình Chánh) để đảm bảo an toàn.

Để phục vụ người dân xem bắn pháo hoa tầm cao, từ chiều, khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ đã được rào chắn, lực lượng an ninh túc trực bảo vệ an ninh. Xung quanh khu vực này, nhiều nhà hàng, quán ăn đã kín khách.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: bắn pháo hoa

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang cam kết khởi công Khu công nghệ số trước 30/6

Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Hành trình 60 năm cho nguồn nhân lực thương mại dịch vụ

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Quảng Ngãi: Chật vật giữ nghề ủ giá bằng cát sông Trà Khúc

Sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh: Phá vỡ ‘ranh giới’ liên kết vùng

Tỉnh nào từng được hình thành từ Bình Thuận và Ninh Thuận?

Hải quan khu vực II chủ động ứng phó 'bão' thuế quan

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp bị đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh

Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết hai phương án sắp xếp cấp xã, phường

Gấp rút giải quyết tồn đọng tại Thủy điện Bản Vẽ trước khi bỏ cấp huyện

Điện Biên: Hơn 30,7 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo

Đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Trung ương Cục miền Nam

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sáp nhập tỉnh

Vì sao hóa đơn tiền điện phía Nam sắp tăng đột biến?

Kinh tế Nam Định: 3 đột phá cho 9 tháng cuối năm 2025