Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương

An Giang và Kiên Giang là vựa lúa lớn của cả nước, vừa có biển, có núi, có đồng bằng nên có điều kiện không gian phát triển.
Những vấn đề cần làm ngay sau sáp nhập tỉnh Kiên Giang và An Giang từng sáp nhập rồi chia tách thế nào? Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Kiên Giang lấy du lịch làm kinh tế mũi nhọn

Theo số liệu của Cục Thống kê, năm 2024, tình hình kinh tế của tỉnh Kiên Giang có bước phát triển khá. Uớc tính tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (giá so sánh 2010) đạt 78.259,75 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm trước, vượt 0,8% kế hoạch, đứng thứ tư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. GRDP bình quân đầu người ước đạt 81,84 triệu đồng, vượt 0,18% kế hoạch.

Về cơ cấu kinh tế (cơ cấu GRDP theo giá hiện hành): Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 36,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,13%; khu vực dịch vụ chiếm 37,84%.

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương
Kiên Giang lấy du lịch làm mũi nhọn kinh tế

Bên cạnh đó, năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang cũng đạt hơn 57.110 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp chủ lực đều tăng trưởng khá, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo, với giá trị đạt trên 54.875 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu trong năm ước đạt 1 tỷ USD (gồm: gạo 300,8 triệu USD; hải sản 230,5 triệu USD; giày da 261,19 triệu USD và hàng khác hơn 205 triệu USD;…).

Tỉnh Kiên Giang có nhiều lợi thế kinh tế nhờ vào vị trí địa lý đặc biệt và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tỉnh có nhiều thế mạnh trong nông nghiệp như: Lúa gạo, một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa (đặc biệt là vùng Tứ giác Long Xuyên). Nuôi trồng thủy sản, đứng trong top đầu về nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm, cá tra… Kinh tế biển có diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn lớn, sản lượng khai thác hải sản cao.

Cùng với đó, phát triển du lịch cũng là thế mạnh của địa phương này, khi năm 2024, Kiên Giang đón gần 10 triệu lượt du khách. Cùng với đó, một số địa danh như đảo Phú Quốc hiện là trung tâm du lịch quốc tế, có sân bay quốc tế, cảng biển, khu nghỉ dưỡng 5 sao… Các địa danh Nam Du, Hòn Sơn, Hà Tiên với thế mạnh là các quần đảo và thị xã ven biển đang phát triển mạnh du lịch sinh thái và trải nghiệm biển đảo. Đặc biệt, du lịch biển kết hợp dịch vụ, nghỉ dưỡng cao cấp là mũi nhọn chiến lược lâu dài của tỉnh.

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương
Kiên Giang cũng đang thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến. Ảnh minh họa

Về công nghiệp và xây dựng, Khu kinh tế Nam Phú Quốc và Khu công nghiệp Thạnh Lộc, Kiên Lương đang thu hút đầu tư mạnh. Tỉnh Kiên Giang cũng đang tập trung phát triển chế biến nông - thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng…

Về thương mại, dịch vụ, logistics, Kiên Giang có vị trí giáp Campuchia, giáp biển, có tiềm năng lớn về logistics và giao thương quốc tế. Cùng với đó là cảng nước sâu An Thới (Phú Quốc), cảng biển Hòn Chông và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên.

An Giang có thế mạnh về nông nghiệp và thương mại biên giới

Theo số liệu của Cục Thống kê, GRDP năm 2024 của tỉnh An Giang ước tăng 7,16% (so cùng kỳ năm 2023), trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,67%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,73%; khu vực dịch vụ tăng 8,34%... Tăng trưởng năm 2024 của tỉnh An Giang xếp thứ 5 vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xếp thứ 38 cả nước, GRDP đạt 126.771 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 66,28 triệu đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2024 của địa phương này cũng đạt hơn 110.855 tỷ đồng, tăng 13,71%, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt hơn 80.113 tỷ đồng, tăng 13,03%; doanh thu các ngành dịch vụ đạt hơn 30.742 tỷ đồng, tăng 15,50%.

Tỉnh An Giang là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều thế mạnh riêng biệt, nhất là trong nông nghiệp và thương mại biên giới.

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương
An Giang được biết đến là nơi sản xuất lúa gạo hàng đầu cả nước, trọng điểm trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Ảnh minh họa

An Giang có nhiều lợi thế, thế mạnh về nông nghiệp và thủy sản khi tỉnh là nơi sản xuất lúa gạo hàng đầu cả nước, trọng điểm trong vùng "Tứ giác Long Xuyên", với diện tích canh tác và sản lượng lúa rất lớn. Cùng với đó, mô hình nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi cá tra xuất khẩu, một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh. An Giang cũng định hướng phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, liên kết chuỗi giá trị.

Có địa lý giáp với Campuchia, An Giang có thế mạnh về kinh tế biên mậu với hai cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Cùng với đó, tỉnh này cũng đang đẩy mạnh phát triển chợ biên giới, logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng. An Giang được đánh giá là đầu mối giao thương giữa Việt Nam - Campuchia trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Du lịch văn hóa - tâm linh cũng là thế mạnh của An Giang, nổi bật trong đó là núi Sam (miếu Bà Chúa Xứ), điểm hành hương lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Tỉnh này cũng đang đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh, sinh thái, trải nghiệm nông thôn ngày càng thu hút khách du lịch nội địa. Cùng với đó, tỉnh cũng có nhiều địa danh nổi tiếng: Rừng tràm Trà Sư, núi Cấm, làng Chăm Châu Giang… để phát triển du lịch.

Về công nghiệp chế biến, An Giang đang phát triển các nhà máy chế biến lúa gạo, thủy sản, thức ăn chăn nuôi gắn với vùng nguyên liệu lớn. Tỉnh cũng định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung như: Khu công nghiệp Bình Long, Hội An, Vàm Cống…

Với vị trí địa lý thuận lợi, kết nối tốt với TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác qua cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang xây dựng. Tiềm năng An Giang sẽ trở thành trung tâm logistics nông sản, thủy sản của khu vực.

Tạo động lực phát triển mới

Theo chia sẻ của ông Lê Minh Tùng, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, việc một tỉnh có biển, một tỉnh không, việc kết nối tiềm năng du lịch sẽ hoàn thiện hơn khi một bên là hải đảo nghỉ dưỡng, còn bên An Giang hiện là du lịch di tích, lịch sử.

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương
So sánh kinh tế 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang năm 2024. Nguồn: Chi cục Thống kê An Giang, Kiên Giang

Cùng với đó, 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang sẽ tạo nên vựa lúa lớn nhất, hỗ trợ kinh tế lẫn nhau trong chuỗi giá trị lúa gạo, cho phép chuyên canh lúa chất lượng cao. An Giang và Kiên Giang có thế mạnh rất lớn về nông nghiệp: sản lượng lúa chất lượng cao (9 triệu tấn, cao nhất nước) và thủy sản (1,5 triệu tấn nuôi lồng bè, chưa kể hải sản đánh bắt), giúp An Giang dẫn đầu xuất khẩu gạo.

Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh, An Giang và Kiên Giang có trên 3,7 triệu dân. Đây là các tỉnh đông dân hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa có biển vừa có núi, vừa có đồng bằng nên có điều kiện không gian phát triển.

Theo nội dung tại Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Dự kiến, cả nước sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay.

Theo các tiêu chí định hướng sắp xếp, dự kiến cả nước có 52 đơn vị cấp tỉnh, thành phố thuộc diện phải sắp xếp, trong đó có tỉnh An Giang và Kiên Giang. Trong lịch sử, địa bàn tỉnh Long Châu Hà khi xưa có một phần thuộc tỉnh An Giang, một phần thuộc tỉnh Kiên Giang và một phần phía Bắc của TP. Cần Thơ.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Với gần 100 sản phẩm OCOP được công nhận, Đắk Nông triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương.
Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Trước dự kiến về sáp nhập tỉnh, Long An được biết đến là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư FDI, còn Tây Ninh có thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.
Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Chiều 15/4, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng phương án hợp nhất HĐND cấp tỉnh.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Bên cạnh những lợi thế truyền thống thì hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang vẫn đang nỗ lực đột phá, thu hút và tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho miền Tây.
Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ủy quyền cho Sở Công Thương tỉnh này thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Tại Kỳ họp lần thứ 22, HĐND Bình Dương tập trung thảo luận, xem xét, thông qua các nghị quyết về đầu tư công, quy hoạch, cơ chế phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Trước dự kiến sáp nhập tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu được biết đến là 2 địa phương có thế mạnh đặc biệt về nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu, nhất là tôm.
Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Nhà máy Lego Việt Nam (Lego Manufacturing Vietnam) vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD đã được khánh thành tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương.
TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Nhằm ứng phó thuế đối ứng của Mỹ, TP. Hồ Chí Minh xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế, linh hoạt với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, giữ vững đà tăng trưởng.
Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Với công suất lên đến 15.000 tấn tôm/năm (tương đương 30.000 tấn nông sản), nhà máy Happy Food VietNam (Đồng Tháp) được vận hành trên nền tảng công nghệ cao.
Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Sự kiện Gia Lai Coffee Festival 2025 với chủ đề “Cà phê Gia Lai – Bazan đi khắp ba miền” đặt mục tiêu sẽ có hơn 10.000 lượt khách tham gia trải nghiệm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Trước thuế đối ứng của Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, định hướng doanh nghiệp chuyển hướng thị trường khác.
Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Theo báo cáo thống kê của Nam Định, tăng trưởng kinh tế địa phương quý I/2025 đạt 11,86%, xếp thứ 1 vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 3 cả nước.
Thái Nguyên xây

Thái Nguyên xây 'cao tốc số' cho hàng hóa địa phương

Với định hướng xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử đa nền tảng, Thái Nguyên đang từng bước đưa sản phẩm địa phương vươn xa trên thị trường toàn cầu.
Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?

Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?

TP. Phú Mỹ là thành phố trẻ nhất Việt Nam, có thế mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, trung tâm kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Sáng 5/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự khánh thành Cảng container Quốc tế Hateco Hải Phòng. Dự án là dấu ấn lịch sử của ngành hàng hải Việt Nam.
Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Quý 1/2025, thương mại Đắk Nông tiếp tục ghi nhận những dấu ấn đáng chú ý nhờ các giải pháp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Quý I/2025, thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đẩy mạnh, với tổng vốn khoảng 994,73 triệu USD và gần 28.332,2 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Quý 1/2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, bất chấp những thách thức từ thị trường và chi phí sản xuất.
Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Trong 15 năm hình thành và phát triển, Tân Cảng Hiệp Phước đang nỗ lực từng ngày để trở thành điểm sáng trong hoạt động logistics khu vực phía Nam.
Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.
TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Trong quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP. Hồ Chí Minh tăng 7,51% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2020 đến nay.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Mobile VerionPhiên bản di động