Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC
Thông tin trên là kết quả của cuộc khảo sát mới được Bloomberg thực hiện. Theo đó, mức giảm này là do trục trặc trong khai thác tại Libya, khiến sản lượng giảm 150.000 thùng/ngày. Ngoài ra, cuộc khảo sát cho thấy, Kuwait và Nigeria đều tăng sản lượng.
Theo cuộc khảo sát, tổn thất khai thác của Libya hiện là hơn 150.000 thùng/ngày. Trên thực tế, mức giảm sút sản lượng nặng nề chỉ xảy ra gần đây và không ảnh hưởng đến hầu hết thời gian trong tháng. Tổn thất sản lượng hiện tại được ước tính ở mức từ 500.000 - 700.000 thùng/ngày, với tình trạng bất khả kháng mới được thông báo tại mỏ El Feel.
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC. Ảnh: Pixabay |
Thành viên lớn nhất của OPEC là Saudi Arabia đã tuân thủ hạn ngạch trong tháng 8 như dự kiến. Tuy nhiên, Iraq lại thất bại trong việc cắt giảm sản lượng theo hạn ngạch và vẫn khai thác nhiều hơn 320.000 thùng/ngày so với thỏa thuận hồi tháng 8, theo cuộc khảo sát, Iraq khẳng định sẽ thực hiện các biện pháp cắt giảm bù đắp cho tình trạng khai thác quá mức.
Trong khi đó, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (/chu-de/opec.topic) mới đây đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện đến cuối tháng 11/2024, trì hoãn kế hoạch tăng nguồn cung trong bối cảnh giá dầu thô suy giảm.
Cụ thể, 8 quốc gia thành viên OPEC+ gồm Saudi Arabia, Nga, Iraq, UAE, Kuwait, Kazakhstan, Algeria và Oman sẽ duy trì mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong 2 tháng tới. OPEC+ cho biết sẽ áp dụng linh hoạt thỏa thuận này tùy theo điều kiện thị trường.
Quyết định này đảo ngược kế hoạch tăng sản lượng từ tháng 10 được thông báo tại cuộc họp tháng 6.
Tuy nhiên, nhà phân tích Ipek Ozkardeskaya nhận định biện, pháp này có thể chưa đủ để hỗ trợ giá dầu do lo ngại về nhu cầu suy yếu.
Số liệu được công bố mới đây cho thấy, hoạt động chế tạo của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng qua trong tháng 8, trong khi giá sản xuất giảm và số lượng đơn hàng ít.
Chuyên gia phân tích thị trường của Công ty phân tích thị trường IG Tony Sycamore cho biết, Chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) yếu hơn dự đoán của Trung Quốc đã làm gia tăng những lo ngại rằng nền kinh tế nước này sẽ không đạt được các mục tiêu tăng trưởng.
Còn tại Mỹ, dữ liệu từ Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ mới đây cho biết, lượng dầu tiêu thụ trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất theo mùa kể từ đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020.