Thứ ba 26/11/2024 03:38

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người tiếp xúc gần, phát tán dịch chứa virus gây bệnh, dụng cụ sinh hoạt của người bệnh, truyền từ mẹ sang bào thai.

Theo Bộ Y tế, tài liệu về bệnh đậu mùa khỉ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật do virus, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Đặc biệt, bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.

Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: Sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban của bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trong 1 - 3 ngày khởi sốt; tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Theo đó, người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh ra những người xung quanh trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2- 4 tuần).

Cụ thể, người dân có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Các nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy ở người bệnh có nguy cơ làm lây nhiễm.

Các đồ dùng sinh hoạt như quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như: Dụng cụ ăn, bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.

Các vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng người bệnh cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus có thể lây qua nước bọt.

Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh, bao gồm: Cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Virus đậu mùa khỉ cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.

WHO cũng khuyến cáo, với bệnh đậu mùa khỉ, các triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2- 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Vì vậy, nếu người dân nghi ngờ có những triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn; báo cho cơ quan y tế biết nếu người dân có tiếp xúc gần với người bị nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Theo Báo Tin tức
Bài viết cùng chủ đề: Đậu mùa khỉ

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh