“Bắt đáy” lừa đảo trong xuất khẩu và thương mại quốc tế

Việc chủ động nhận diện các hình thức, thủ đoạn lừa đảo trong xuất khẩu cũng như trong thương mại quốc tế có thể nói là câu chuyện thời sự với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Câu chuyện về những rủi ro trong xuất khẩu và lừa đảo trong thương mại quốc tế đã không còn là câu chuyện mới, nhất là khi dịch Covid-19 tạo ra nhiều rào cản trong giao dịch.

Mặc dù đã có không ít các cảnh báo, lưu ý đối với các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, lợi nhuận cao, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế, cũng như tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến việc đi lại, gặp gỡ làm việc trực tiếp hoặc kiểm tra hàng hóa… bị gián đoạn, phải chuyển hướng sang hình thức giao thương online, nên vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị lừa, thiệt hại nặng nề trong giao dịch.

Qua nhận diện cho thấy thủ đoạn lừa đảo thường liên quan đến các hình thức như giao hàng không trả tiền; làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng, cài người lấy chứng từ xuất khẩu; sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của 2 bên doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi tiến trình đàm phán, khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì “hack” email hoặc tạo tài khoản email giả mạo để gửi thông tin tài khoản, khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất.

Các đối tượng lừa đảo trong thương mại quốc tế còn lợi dụng sự bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong nước, như không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác, không có người của phía Việt Nam sang để làm việc… để chuyển hàng không giá trị, không đúng hợp đồng, hoặc thông báo hàng hỏng, kém chất lượng để ép giá, trừ nợ hoặc đòi bồi thường…

“Bắt đáy” lừa đảo trong xuất khẩu và thương mại quốc tế
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động nhận diện các thủ đoạn lừa đảo trong xuất khẩu sang các thị trường

Không khó để nhận thấy những rủi ro cùng lừa đảo trong thương mại quốc tế đến từ hai nguồn là thị trường và phương thức thanh toán. Về thị trường, nạn lừa đảo trong thương mại quốc tế trước đây thường xảy ra ở khu vực châu Phi phổ biến như Nigeria, Algeria, Maroque, Cameroon… nhưng vài năm gần đây, tình trạng lừa đảo đã lan sang cả những thị trường được xem là những thị trường tiềm năng như Hà Lan, Na Uy, Mỹ, Canada, UAE cùng một số thị trường châu Âu khác.

Kẽ hở của doanh nghiệp ở đây chính là việc doanh nghiệp xuất khẩu không có thói quen thuê các đơn vị làm thẩm định tín nhiệm (bao gồm thương mại và pháp lý). Trong khi đó, các thương nhân nước ngoài khi làm ăn với Việt Nam họ thường yêu cầu bên tư vấn sở tại cung cấp bản báo cáo thẩm tra đối tác thương mại.

Về phương thức thanh toán, có thể nói đây là lĩnh vực doanh nghiệp xuất khẩu dễ “hớ hênh” nhất. Theo đó đa phần doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là xuất khẩu nông sản ưa thích áp dụng phương thức D/P – tức là giao chứng từ để nhận tiền. Theo đó phương thức này có sự tham gia của ngân hàng người mua và ngân hàng người bán - là những cơ quan trung gian và giúp khống chế bộ chứng từ trước khi chuyển giao cho người bán. Nói ngắn gọn phương thức này làm xuất hiện bên thứ ba và đây chính là kẽ hở “chết người” để tạo nguồn cơn cho các hành vi lừa đảo.

Xuất các lô hàng đi có thể nói bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn xuôi chèo, mát mái để đến đúng người, đúng nơi. Trong bối cảnh lừa đảo trong thương mại quốc tế ngày càng tinh vi phức tạp, việc “bắt đáy” được chân tướng các rủi ro, lừa đảo này cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn.

Động thái sát sườn nhất mà các cơ quan chức năng Bộ Công Thương nhiều lần nhấn mạnh là các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc xác minh khách hàng, kể cả trong những trường hợp đã ký hợp đồng và thực hiện rồi thì vẫn phải tiếp tục duy trì quá trình xác minh đó. Việc xác minh có thể thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có thể thông qua các cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại các nước cũng như thông qua các dịch vụ tư vấn.

Cùng đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các ưu điểm và nhược điểm khi lựa chọn hình thức thanh toán cho hợp và an toàn nhất bởi vì hình thức thư tín dụng hay chuyển tiền điện tử chỉ là các phương thức thanh toán giữa người mua và người bán, đặc biệt cần quan tâm những tình huống xuất khẩu khi xuất hiện bên thứ ba. Doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán có độ an toàn cao như L/C mà không nên sử dụng phương thức thanh toán có độ rủi ro cao như D/P.

Doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần hết sức quan tâm việc soạn thảo những nội dung, quy định các điều khoản thật đầy đủ và chặt chẽ trong hợp đồng mua bán, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp, sự cố không đáng có. Triết lý ở đây là nên coi đó là đầu tư cho kiến thức để tránh rủi ro, lừa đảo chứ không phải là chi phí của doanh nghiệp.

Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào các FTA thế hệ mới do đó bên cạnh chủ động ứng phó với các hàng rào thương mại trá hình thì việc nhận diện, kể cả “bắt đáy” các thủ đoạn lừa đảo là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thời sự.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động