Chủ nhật 22/12/2024 17:24
Bài dự thi Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Công Thương

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nông dân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và nông dân lao động.

Là tổ chức chính trị duy nhất được hiến pháp Việt Nam công nhận, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy nền tảng cốt lõi là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để hoạt động và phát triển.

Nền tảng tư tưởng của Đảng được khẳng định tại "cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 2011" và được khẳng định là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết lý luận sâu rộng, toàn diện trên mọi lĩnh vực, mà căn bản, quan trọng, cốt lõi, gồm: Triết học, Kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nguồn gốc về nền tảng tư tưởng của Đảng

Học thuyết về chủ nghĩa cộng sản là do một số nhà kinh điển dày công nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX trên cơ sở thực tiễn chủ nghĩa tư bản đã dẫn bước qua giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, phong trào đấu tranh giai cấp của nhân dân lao động trên toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn: Công xã Paris, Cách mạng tháng 10 Nga, sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô - Viết, giải thoát hàng trăm triệu nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến và tư bản.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự ứng dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của nước ta, tiếp nối và phát triển những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa đặc biệt của nhân loại; là tài sản tinh thần đặc biệt quý báu và vô giá của Đảng và dân tộc ta, tư tưởng của người mãi dẫn đường cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta.

Như vậy, nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam là các học thuyết, những tư tưởng được ra đời trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn minh của trí tuệ nhân loại; luôn luôn được bồi đắp, hoàn thiện bởi những kết quá sáng tạo mới nhất của khoa học và kinh nghiệm thực tiễn lịch sử trong nước và quốc tế.

Những nội dung cơ bản nền tảng tư tưởng của Đảng

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Như vậy, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong đó, chủ nghĩa Mác-Lênin là những học thuyết sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, mà cơ bản, trọng yếu, cốt lõi, nhất là: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, là chủ nghĩa cộng sản khoa học do C.Mác – Ph.Ăngghen xây dựng trong suốt gần 60 năm, từ những năm 40 cho đến cuối thập niên 90 thế kỷ XIX và V.Lênin bổ sung, phát triển trong cả thập niên cuối của thế kỷ XIX và hơn hai thập niên đầu của thế kỷ XX, trên cơ sở thực tiễn chủ nghĩa tư bản đã và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc; phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới đang phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi mang tính bước ngoặc như: Công xã Paris và nhất là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, đưa tới sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (gọi tắt là Liên Xô), giải phóng hàng trăm triệu nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư bản.

Còn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý báu của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta giành thắng lợi.

Nói khái quát, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là những học thuyết, những tư tưởng được hình thành trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành tựu văn minh của tư duy nhân loại, liên tục được bổ sung, phát triển từ những kết quả nghiên cứu mới nhất của khoa học và tổng kết thực tiễn lịch sử thế giới, cùng những dự báo về tương lai.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch

Hiện nay, các thế lực phản động, thù địch chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng một có hệ thống, tổ chức vô cùng tinh vi, xảo quyệt hơn và vô cùng nguy hiểm. Chúng chống phá liên tục trên mọi mặt, lĩnh vực, không chỉ thuần túy là vấn đề lý luận mà bao gồm tất cả những vấn đề thực tế mới phát sinh. Chúng xuyên tạc, phủ định chủ trương, chính sách về vai trò lãnh đạo về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây là thủ đoạn không còn mới nhưng chúng luôn coi đây là trọng điểm chống phá với các chiêu trò rất mới và tinh vi. Chúng xuyên tạc, phủ định đường lối chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam. Chúng cố tình quên đi vấn đề thể hiện tính biện chứng trong quy luật của cuộc sống là giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng dân tộc. Điều này gắn liền với mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội.

Về hình thức tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, phản động chủ yếu qua các phương tiện truyền thông, internet, blog, mạng xã hội, báo, tạp chí, website, ... để liên tục phát tán những thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá gây tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, đưa lên internet và mạng xã hội những mặt trái của xã hội, khai thác những thông tin tiêu cực, không chính thống, chưa rõ ràng để dẫn dắt, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực, làm cho người đọc mơ hồ, mất cảnh giác nhằm mục đích tạo nên sự hoài nghi, phản kháng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó, chuyển hóa dần sang tư tưởng sai trái, phản động, thù địch. …

Đối tượng tác động của hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, phản động chủ yếu là trí thức, văn nghệ sĩ; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ hưu trí, cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất mãn, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên; người lao động…

Nhận thức được điều này, Đảng ta đã xác định, cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, ngày càng diễn ra quyết liệt. Trong các văn kiện đại hội ở thời kỳ đổi mới, Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) của Đảng đã xác định “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là một trong bốn nguy cơ. Đại hội VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch”. Đại hội IX của Đảng khẳng định phải “Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch”. Với tinh thần đó, Đại hội X của Đảng đã yêu cầu “chủ động và kiên quyết phê phán những quan điểm sai trái, bác bỏ những luận điệu phản động, góp phần làm thất bại mọi mưu toan “diễn biến hòa bình,” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”.

Nghị quyết Trung ương 9, khóa X, ngày 02/2/2009 “Về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng” cũng đã nhấn mạnh: “Chủ động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển, hóa” và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bác bỏ luận điệu tuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng”.

Đến Đại hội XI, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”.

Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị khoá XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Nghị quyết chỉ ra rõ một số vấn đề quan trọng như sau: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, bảo vệ quan điểm chính trị, sự lãnh đạo của Đảng; bảo vệ chế độ, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc cái cách, xây dựng, đối mới đất nước và hợp tác quốc tế; bảo vệ an ninh quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Đó là nội dung quan trọng và cốt lõi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Đảng; là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó các cơ quan báo chí truyền thông các cấp là chủ đạo; là việc làm tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - Xã hội cùng cấp; của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.

Giải pháp tăng cường bảo vệ nền tảng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tục bổ sung, kiên định và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đáp ứng với thực tiễn Việt Nam. Cùng lúc đó, bối cảnh thực tiễn đã có nhiều biến đổi, đặt ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết nên để tiếp tục kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết cần tiến hành các hoạt động nghiên cứu sâu hơn nữa về một số vấn đề cơ bản, nền tảng để tiếp tục khẳng định những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, đề xuất các vấn đề cần vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để phù hợp và thích nghi với thực tiễn với nước ta giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, kiên trì, bền bỉ đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, thù địch nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng. Bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin; cần tiếp tục kiên quyết đấu tranh phản bác đối với những phương thức, thủ đoạn diễn biến hòa bình, phá hoại của một số thế lực thù địch. Trước hết, cần xác định những nội dung đang bị một số thế lực xuyên tạc, sau đó hình thành lý luận đấu tranh phản bác trên mọi lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, chuyển trọng tâm của việc đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay là chủ yếu qua đấu tranh trên internet và mạng xã hội. Đây là một sự chuyển đổi vô cùng quan trọng để đáp ứng xu hướng phát triển của thời đại.

Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền cần chú ý tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng... góp phần đấu tranh phòng chống âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Đồng thời, từng cán bộ, đảng viên cần tự nâng cao ý thức trách nhiệm, kỷ luật khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội; nghiêm chỉnh tuân thủ điều lệ và hoạt động của cơ quan, tổ chức nơi mình là thành viên.

Hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên trì với nền tảng tư tưởng của Đảng mà nòng cốt là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự kiên trì ấy chính là bài học cực kỳ quý báu cho mỗi chúng ta khi chúng ta sinh sống dưới ngọn cờ xã hội chủ nghĩa khi tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nhiệm vụ này tuy còn nhiều khó khăn và gian khổ khi các thế lực chống phá luôn luôn tìm cách để lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhưng khi chúng ta luôn luôn giữ vững lập trường quan điểm chính trị vững vàng, luôn tôi luyện bản thân thì chúng ta sẽ giành thắng lợi.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ trong công tác quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực được giao

Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; chịu trách nhiệm xây dựng cơ chế chính sách quản lý, điều hành lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông, bảo vệ lợi ích tổ chức, cá nhân, liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hầu hết khía cạnh kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Với chức năng quản lý nhà nước đó, phạm vi thanh tra, kiểm tra; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; phòng chống tội phạm của Bộ Công Thương là rất rộng và phức tạp; việc phát sinh khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị là không tránh khỏi; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đa dạng nên tác động rất lớn đến hoạt động thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tệ nạn tiêu cực, tội phạm.

Trong 10 năm qua, Thanh tra Bộ đã thưc hiện tốt chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân; tiến hành thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

Công tác tiếp công dân

Thanh tra Bộ là cơ quan thường trực tiếp công dân của Bộ. Việc tiếp công dân thường xuyên của Bộ Công Thương được thực hiện trong các ngày làm việc của Cơ quan Bộ (trừ ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết) tại Phòng Tiếp công dân trong khuôn viên trụ sở của Bộ - số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp công dân định kỳ mỗi tháng một ngày vào ngày thứ 6 tuần thứ 3 của tháng. Trường hợp Bộ trưởng đi vắng sẽ ủy quyền cho một đồng chí Thứ trưởng tiếp công dân thay cho Bộ trưởng hoặc sẽ được bố trí vào thời gian thích hợp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng sẽ bố trí tiếp công dân ngoài lịch định kỳ. Thanh tra Bộ Công Thương thường trực chủ trì tiếp công dân từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

10 năm qua, Bộ Công Thương đã thực hiện 318 lượt tiếp công dân (127 vụ việc) với tổng số 469 người. Trong đó: Số lượt tiếp đoàn đông người (từ 5 người trở lên) là 23 lượt; số vụ việc được giải quyết là 127 vụ việc (100%).

Công tác tiếp công dân, đối thoại luôn được Lãnh đạo Bộ coi trọng, quan tâm chỉ đạo kịp thời nên đã được thực hiện tốt và nghiêm túc. Bộ phận tiếp công dân được bố trí, phân công nhiệm vụ chuyên trách, được chỉ đạo là Lãnh đạo cấp Vụ, có kinh nghiệm, năng lực tốt. Cán bộ tiếp dân lắng nghe, ghi nhận ý kiến của người dân. Bộ Công Thương không có vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, phức tạp.

Công tác xử lý khiếu nại, tố cáo

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Bộ Công Thương giải quyết đúng trình tự, thủ tục. Quá trình xem xét, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng của Bộ.

Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được gửi đến Bộ Công Thương từ nhiều nguồn khác nhau gồm đường bưu điện, gửi trực tiếp tại Trụ sở tiếp dân của Bộ Công Thương, từ Phiếu chuyển đơn của các cơ quan khác... Về nội dung đơn phản ánh liên quan đến các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, hành chính..., trong đó có những đơn nội dung đơn phản ánh có cơ sở, có những đơn phản ánh đúng một phần, có những đơn phản ánh đúng về mặt hiện tượng nhưng không đúng về mặt bản chất.

Đối với đơn thuộc thẩm quyền, Bộ Công Thương giao Thanh tra Bộ, các đơn vị chức năng tham mưu, giải quyết. Đối với những đơn không thuộc thẩm quyền xử lý, Bộ Công Thương chuyển đơn hoặc hướng dẫn người viết đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trong 10 năm, Bộ Công Thương tiếp nhận 4.170 đơn, trong đó số đơn có danh là 3.402 đơn; đơn nặc danh, không có danh, nêu danh nhưng không ký tên là 768 đơn.

Qua công tác xử lý, giải quyết tố cáo, Bộ Công Thương chuyển một số vụ việc sang Cơ quan điều tra để tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định.

Công tác thanh tra

10 năm qua, Bộ Công Thương (Thanh tra Bộ, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành) đã triển khai 177 cuộc thanh tra gồm 43 cuộc thanh tra hành chính; 26 cuộc thanh tra phòng, chống tham nhũng; 03 cuộc thanh tra đột xuất; 105 cuộc thanh tra chuyên ngành. Các Cục Quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành 442 cuộc thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra Bộ Công Thương đã thanh tra 05/12 Dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương: (1) Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất thuộc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất; (2) Công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam; (3) Công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 và Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem; (4) Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP và Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần DAP - Vinachem (DAP1); (5) Dựa án Nhà máy Đạm Ninh Bình. Qua thanh tra 5 Dự án, đã phát hiện vi phạm, thiếu sót trong công tác công tác tổ chức, cán bộ; công tác quản lý, sử dụng ngân sách, hoạt động sự nghiệp có thu; công tác đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị.

Qua thanh tra 05 Dự án, Bộ Công Thương đã kiến nghị xử lý, thu hồi về tài chính trong công tác đầu tư, tài chính với tổng số tiền là 28,2 tỷ đồng, yêu cầu rà soát lại 5.698 ha đất bị tranh chấp xâm lấn.

Lê Thanh Hải - Thanh tra Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin