Thứ hai 18/11/2024 06:18

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang đã quyết định bảo hộ tên công ty Genatech và nhãn hiệu thương mại GenaCillus cho sản phẩm của mình trước khi thành lập DN.

Tại hội nghị toàn quốc về Sở hữu trí tuệ năm 2024 diễn ra từ ngày 29-30/3 tại Hà Nội, nhiều đại biểu không khỏi dừng chân tại gian hàng của GenaTech nghe nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang kể về quá trình khởi nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 2 nhãn hiệu và tên thương mại của GenaTech.

Chị Hương Giang đang giới thiệu cho khách thăm quan gian hàng về quá trình bảo hộ nhãn hiệu thương mại sản phẩm và tên doanh nghiệp

Là Phó Tổng giám đốc Công ty CP Dược phẩm GenaTech, Trần Thị Hương Giang cho biết: Ban đầu tôi chưa có khái niệm gì về bảo vệ thương hiệu của mình, sau 5 năm làm thị trường và phát triển sản phẩm của mình nhận thấy thương hiệu rất quan trọng để bảo vệ chính doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng, do đó tôi đã quyết định trước khi thành lập công ty thì phải bảo hộ tên công ty và nhãn hiệu thương mại của sản phẩm.

Để có thể bảo hộ thành công tên công ty GenaTech, Hương Giang phải mất 6 tháng tìm kiếm cho mình một tên phù hợp và không bị trùng lặp với các đơn vị khác trên thị trường. Đồng thời, chị đã thông qua đơn vị tư vấn, dịch vụ để hoàn tất hồ sơ gửi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và đã bảo hộ thành công tên GenaTech.

Sau 6 tháng gửi hồ sơ (từ tháng 2/2023 đến tháng 10/2023) Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận bảo hộ tên doanh nghiệp ở dạng chữ là GenaTech và sau khi tên GenaTech được bảo hộ chúng tôi mới chính thức thành lập công ty”- Hương Giang chia sẻ.

Theo Hương Giang, trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp, tôi đã trăn trở suy nghĩ làm sao để xây dựng một doanh nghiệp khoa học bài bản. Câu trả lời là phải bảo hộ tên, nhãn hiệu thương mại cho doanh nghiệp và các sản phẩm của doanh nghiệp. Đây chính là cách bảo vệ doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng, qua đó nâng cao hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhờ bảo hộ nhãn hiệu thương mại, sản phẩm của GenaTech đã được WIPO lựa chọn tham gia Giải thưởng toàn cầu năm 2024

Với hướng đi trên, từ sự hỗ trợ từ Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ và khởi nghiệp (COSTAS) của Hội nữ trí thức Việt Nam, Trần Thị Hương Giang đã được tham gia các lớp tập huấn về IP do Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO) phối hợp với COSTAS tổ chức từ tháng 8/2022 đến đầu năm 2023.

Tại các lớp tập huấn này, Hương Giang đã có cơ hội nhận được hướng dẫn các nhân từ nhóm chuyên gia khu vực và toàn cầu của Ban Asia Pacific của WIPO với những nội dung như: Cách xác định và khai thác IP để bảo vệ và thúc đẩy các nỗ lực đổi mới; Xây dựng thương hiệu và tiếp thị với IP; Tạo ra giá trị từ tài sản trí tuệ và phát triển chiến lược sở hữu trí tuệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể; Strategic Value Proposition sàng lọc và tận dụng IP để giải quyết điểm yếu và mang lại lợi ích riêng cho khách hàng.

Nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang ( phải) tại Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC ở AbuDhabi

Tiếp theo, Hương Giang đã được WIPO lựa chọn và đài thọ chi phí toàn bộ chuyến tham gia sự kiện Festival đổi mới sáng tạo (Shetrade) của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC ở AbuDhabi vào đầu năm 2024 - hoạt động này như một phần của sự kiện cấp cao do WTO-ITC tổ chức nhằm ra mắt các nhà xuất khẩu nữ trong Quỹ kinh tế kỹ thuật số & Hội nghị thượng đỉnh nữ kinh doanh ( SheTradesSummit).

Điều quan trọng hơn cả, khi Hương Giang bắt đầu hành trình đến Abu Dhabi với tư cách là thành viên phái đoàn của WIPO, cô có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các nhà lãnh đạo ngành, nhà đầu tư và tổ chức doanh nghiệp trên toàn cầu. Nhà khoa học trẻ Hương Giang đã nhận ra tầm quan trọng của IP trong việc thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa. Nói cách khác, việc Hương Giang có mặt tại sự kiện đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của IP trong việc thúc đẩy đổi mới.

Năm 2024, WIPO đã mời GenaTech tham gia Giải thưởng Toàn cầu dành cho các ứng viên là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) từ khắp nơi trên thế giới đã áp dụng “đổi mới sáng tạo dựa trên sở hữu trí tuệ (IP)” theo những cách đặc biệt để đạt được mục tiêu kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Breezing.in ghi điểm với giải pháp check-in tự động tại Automation World Vietnam 2024

Ra mắt báo cáo khởi nghiệp GenAI ASEAN đầu tiên tại Hà Nội

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn

Startup Việt - Breezing.in tạo dấu ấn tại SaiGon Summit 2024

Điểm danh 3 Startup Việt Nam toả sáng tại sân chơi công nghệ InnovFest

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10

Thừa Thiên Huế: 5 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nào được ưu tiên đầu tư?

Quỹ đầu tư công nghệ VinaCapital Ventures “rót vốn” vào Quickom