Chủ nhật 22/12/2024 21:10

Bảo hiểm thất nghiệp: “Bà đỡ” trong đại dịch

Do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến nguy cơ gia tăng số người mất việc làm. Trước bối cảnh này, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã thực hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ người thất nghiệp.

Thống kê của Bộ LĐTB&XH, cả nước hiện có khoảng 13,3 triệu người tham gia BHTN, bằng 27,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Hơn 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, với hơn 230.000 người được hỗ trợ học nghề. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong năm 2020 lên tới gần 1,1 triệu người, tăng 32,3% so với năm 2019; hơn 1,06 triệu có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền trợ cấp hơn 18.200 tỷ đồng, tương ứng với mức hưởng bình quân là hơn 3 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ vậy, hiện 100% số người hưởng chính sách BHTN còn được tư vấn, định hướng việc làm.

Bảo hiểm thất nghiệp điểm tựa cho người lao động trong đại dịch

Trước khó khăn do dịch bệnh, chính sách BHTN cũng đã có những thay đổi, điều chỉnh linh hoạt để hỗ trợ kịp thời cho người lao động. Cụ thể như quy định mới về BHTN đối với người lao động có tham gia BHTN mà chấm dứt quan hệ lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng mức hỗ trợ là một triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, có những quy định nới lỏng một số điều kiện liên quan đến việc hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động khi đang làm việc tại đơn vị có tham gia BHTN. Đặc biệt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề mới đối với người lao động tham gia BHTN. Cụ thể, nâng mức hỗ trợ người lao động tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách BHTN đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Theo thống kê, năm 2015 có hơn 24.000 người được hỗ trợ học nghề, thì đến cuối năm 2020, tổng số người được hỗ trợ học nghề là hơn 251.000 người, với số tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN là hơn 482 tỷ đồng. Thực tế, số người được hỗ trợ học nghề chỉ chiếm khoảng 5% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, chính sách BHTN mới chỉ tập trung vào việc hỗ trợ sau khi thất nghiệp chứ chưa có nhiều biện pháp chủ động để giúp người lao động duy trì việc làm và tránh thất nghiệp. Ông Trần Tuấn Tú – Trưởng Phòng BHTN, Cục Việc làm (Bộ LĐTB&XH) cho hay, nhiều địa phương chưa chú ý đến đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho người lao động bị thất nghiệp. Mặt khác, hiện mức hỗ trợ học nghề cũng chưa đáp ứng được mức học phí mà các cơ sở đào tạo nghề đang thực hiện, người lao động phải bỏ thêm một phần chi phí đối với một số ngành nghề nên rất khó khăn.

BHTN là một trong các chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, do đó để tăng tính hấp dẫn của chính, một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là hoàn thiện nghiên cứu, tập trung vào những giải pháp để chủ động phòng ngừa thất nghiệp để BHTN thật sự trở thành một công cụ quản trị thị trường lao động. Để nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho nhóm lao động, ông Trần Tuấn Tú - cho biết, Cục Việc làm đang nghiên cứu đề xuất các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan về chính sách BHTN theo hướng nâng mức hỗ trợ học nghề cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp; xây dựng danh mục nghề nghiệp, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, nguyện vọng của người lao động…

Cục Việc làm sẽ đẩy mạnh hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động nhằm tăng cường hơn nữa công tác hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia BHTN.
Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngày hội việc làm mở ra nhiều cơ hội cho người lao động

Giám đốc Sở LĐTBXH Đà Nẵng: Điểm đầu vào đại học thấp vì tư tưởng thích đại học hơn học nghề

Doanh nghiệp ‘nới’ tuổi tuyển dụng lao động để đáp ứng đơn hàng

Đảm bảo an toàn cho phụ nữ ra nước ngoài làm việc

Bộ Nội vụ nghiên cứu chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau khi tinh gọn bộ máy

Nhân sự 2/12: Tỉnh ủy Thái Bình bầu Bí thư; Tỉnh ủy Hưng Yên, Tuyên Quang bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Chạy đua cày cuốc cuối năm, làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể

Nhân sự địa phương: Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam cùng nhiều tỉnh phía Nam bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

Uống Trà Xanh Không Độ giảm căng thẳng khi nỗ lực làm ngày cày đêm chạy đua với tết

Nhân sự 29/11: Bộ Ngoại giao bổ nhiệm lãnh đạo Vụ; Cục Hải quan Lạng Sơn, Hải Phòng có tân lãnh đạo

Nhân sự 28/11: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải có tân Bộ trưởng; Quốc hội bổ nhiệm nhân sự mới

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm