Thứ ba 24/12/2024 20:51

Báo động ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Chất lượng không khí ở Hà Nội đang ở mức rất đáng báo động. Điều đáng nói là không chỉ ở ngoài trời, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà cũng rất nghiêm trọng.
Xe máy là “thủ phạm” phát thải nhiên liệu lớn nhất nhưng lại không được kiểm soát khí thải.

Ô nhiễm không khí ngoài trời được coi là yếu tố tác động dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà ở tại Hà Nội. Hội thảo “Chất lượng không khí Hà Nội - Thực trạng và định hướng giải pháp” do Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức ngày 27/8 công bố một nghiên cứu về chất lượng không khí trong nhà ở và ngoài trời tại Hà Nội, chỉ ra nhiều thông tin đáng lo ngại.

Trong phát biểu của mình, PGS.TS Bùi Thị An - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật TP Hà Nội cho rằng việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô (trong đó có môi trường sống) là mục tiêu phấn đấu cho mọi ngành, mọi lĩnh vực mà Thành uỷ, Hội đồng nhân dân TP đã đặt ra. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, cùng với việc gia tăng dân số trong khi hạ tầng xã hội không theo kịp với nhu cầu cho nên môi trường Hà Nội cũng bị ảnh hưởng, nhất là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

PGS. TS Trần Ngọc Quang (ĐH Xây dựng) trình bày tại hội thảo.

Hội thảo đã lắng nghe một số nghiên cứu khoa học có giá trị như “Ô nhiễm bụi trong khu dân cư ở Hà Nội” do PGS.TS Trần Ngọc Quang (ĐH Xây dựng) trình bày, “Phát thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại Hà Nội” của PGS.TS Nghiêm Trung Dũng (ĐH Bách Khoa Hà Nội) và “So sánh Chất lượng không khí giữa Hà Nội và Seoul” của PGS.TS Nguyễn Đức Lượng. Ngoài ra đại diện của Trung tâm sáng tạo Xanh cũng có bài báo cáo về Chất lượng không khí ở thành phố Hà Nội năm 2018.

Trong các nghiên cứu của mình PGS.TS Trần Ngọc Quang và PGS.TS Nghiêm Trung Dũng đều cho rằng nồng độ của bụi mịn tại Hà Nội có liên quan đến các hoạt động giao thông. Theo PGS.TS Trần Ngọc Quang, phát thải từ các phương tiện cơ giới đã có tác động rõ rệt lên nồng độ bụi siêu mịn bên ngoài công trình. Nồng độ bụi siêu mịn bên trong công trình bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nguồn bên ngoài do thói quen mở cửa cho thông gió tự nhiên. Ngoài ra, ông Quang cho rằng 2 đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao đối với ô nhiễm bụi là người già và trẻ em do họ có thời gian ở trong nhà dài.

PGS.TS Nghiêm Trung Dũng trong nghiên cứu của mình đã đưa ra một số dữ liệu chứng minh các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có sự tác động đến ô nhiễm bụi ở Hà Nội. Hệ số phát thải của các phương tiện này vào ngày thường cao hơn vào các ngày nghỉ. Vào ngày thường các phương tiện giao thông đông đúc khiến tốc độ di chuyển chậm hơn ngày nghỉ. Do đó, ông Dũng cho rằng tốc độ của các phương tiện giao thông cũng gây ra những ảnh hưởng đến nồng độ bụi siêu mịn.

Khi so sánh chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam với thủ đô Seoul, Hàn Quốc, PGS.TS Nguyễn Đức Lượng (trường ĐH Xây dựng) cho biết nồng độ trung bình của bụi mịn ở Hà Nội cao hơn nhiều so với thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Tại Hà Nội, nồng độ các chất ô nhiễm không khí nhìn chung có xu hướng gia tăng trong mùa khô (mùa thu và mùa đông), tương đối khác so với tại Seoul, có thể do sự khác nhau về đặc tính nguồn phát thải và điều kiện khí tượng giữa 2 thành phố. Xu hướng biến đổi theo các giờ trong ngày của một số chất ô nhiễm ở Hà Nội và Seoul khá tương đồng và thể hiện tác động của nguồn thải giao thông ở các giờ cao điểm tới chất lượng không khí.

Các đại biểu còn thảo luận một số giải pháp, chính sách để hướng tới ngăn chặn, khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.

Báo cáo được Green ID công bố chỉ ra rằng, tại Hà Nội, diễn biến chất lượng không khí trong 3 năm qua được chỉ ra có mức giảm rất đáng ghi nhận nếu tính riêng cho chỉ số từ 50,5 mg/m3 năm 2016, 42,6 mg/m3 vào năm 2017 xuống còn 40,6 mg/m3 trong năm 2018 (số liệu ở ĐSQ Mỹ). Kết quả phân tích trong 3 năm qua cũng chỉ ra rằng chất lượng không khí ở Hà Nội bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, các ngày có nồng độ bụi cao vượt chuẩn Quốc gia thường tập trung vào các tháng mùa lạnh, và các giai đoạn này thường chịu ảnh hưởng của khối khí từ phía Đông và Đông Bắc. Ngược lại, các tháng mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 ở Hà Nội có mức chất lượng không khí khá tốt và nằm dưới Quy chuẩn Quốc gia. Theo Green ID, chất lượng không khí ở Hà Nội trong năm 2018 có được cải thiện nhưng chưa được xếp ở mức tốt.

Ngoài việc nghe các nghiên cứu từ các chuyên gia về ô nhiễm không khí, các đại biểu còn thảo luận một số giải pháp, chính sách cũng như sự phối hợp giữa các bên liên quan để hướng tới ngăn chặn, khắc phục tình trạng ô nhiêm không khí hiện nay.

Hầu hết các chuyên gia tham gia thuyết trình tại buổi hội thảo đều cho rằng cần có thêm các nghiên cứu quan trắc, phân tích, đánh giá chất lượng không khí tại các khu vực, địa điểm khác nhau để đánh giá một cách toàn diện chất lượng không khí tại Hà Nội.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng như các đại diện tham dự hội thảo đều mong muốn có những nghiên cứu sâu rộng hơn để đánh giá tác động của các nguồn thải khác nhau và điều kiện khí tượng tới chất lượng không khí đô thị. Qua đó có cơ sở vững chắc để báo cáo, tham mưu đến TP để xây dựng các biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí.

Tuấn Vũ
Bài viết cùng chủ đề: xả thải

Tin cùng chuyên mục

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Dòng sữa thanh trùng ít đường mới của Mộc Châu Milk được người tiêu dùng yêu thích

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?