Thứ hai 23/12/2024 11:14

Bán không ai mua, nông dân Nghệ An nhổ bỏ hàng trăm tấn rau củ

Nếu như các năm trước, sau Tết Nguyên đán là thời điểm giá rau, củ thường cao nhất trong năm thì những ngày này giá rau xanh tại các vựa trồng rau lớn ở Nghệ An lại rớt giá thảm hại, bán không ai mua.

Bán cả xe 200 - 300 bắp cải được 100 nghìn đồng.

Theo ghi nhận cả tuần nay, bán cả xe 200 - 300 rau cây bắp cải tại vườn chỉ được 100.000 - 150.000 nghìn đồng, nông dân Diễn phong (Diễn Châu - Nghệ An) ngậm ngùi nhổ bỏ các loại rau như bắp cải, xu hào, cải xanh.

Bắp cải không bán được người dân không buồn thu hoạch.

Ông Phạm Thanh Vương, Chủ tịch UBND xã Diễn Phong cho biết, năm nay, vào đầu vụ, giá cải bắp còn bán được giá từ 6.000 – 6.500/kg, nhưng giờ giá giảm dưới 1.000 đồng/kg. Hiện nay, toàn xã vẫn còn 40/90 ha rau của hàng trăm hộ gia đình chưa thể thu hoạch được vì khó bán, người dân sẽ bị thất thu rất lớn.

Theo người dân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sau tết năm nay thời tiết thuận lợi, diện tích trồng rau lại nhiều, thêm dịch bệnh kéo dài nên rau củ không chuyển được ra các tỉnh phía Bắc …dẫn đến không tiêu thụ khiến rau tồn đọng nhiều nên phải cắt bỏ.

Tại vườn rau trồng gần 10 sào bắp cải của ông Phạm Hồng Quý (trú ở xóm 7, Dương Tiên, xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, Nghệ An), ông Quý cho biết đã đến lúc thu hoạch mà không thể bán được, cả tuần nay vợ chồng ông kéo xe chở đi rao bán khắp các vùng lận cận như huyện lân cận như Yên Thành, Đô Lương…để vớt vát thêm tiền giống, công chăm sóc nhưng chẳng đáng là bao, có khi phải đổ cả xe rau.

Có gia đình may mắn thu hoạch bán được một ít tuy nhiên giá rau, củ rớt thảm hại

Vừa cuốc bỏ vườn bắp cải đang héo úa vì đã qua thời điểm thu hoạch, bà Nguyễn Thị Tám vừa cho biết hơn 20 năm trồng rau giờ bà mới thấy giá rau thấp như hiện tại. Mỗi loại rau củ chỉ còn mức giá chưa được 1.000 đồng/kg nhưng lại rất hiếm thương lái đến mua.

Hơn thế, nếu có thương lái thì chỉ mua với số lượng rất ít. Hết cách, gia đình bà Tám đành nhổ bỏ vườn rau củ đã chăm sóc suốt nhiều tháng qua. “Rau ế, gà vịt ăn không hết, chúng tôi đành nhổ bỏ ủ làm phân để cải tạo đất, chuẩn bị cho vụ mùa mới. bà Tám cho hay.

Bán để gỡ gạc

Tại vùng bãi ngang huyện Quỳnh Lưu, vựa rau xanh lớn nhất của Nghệ An, tình trạng còn thê thảm hơn. Rau xanh các loại được bà con nhổ lên chất thành hàng đống dài trên bên bờ ruộng. Xã Quỳnh Minh là một trong những địa phương có nhiều diện tích rau nhất vùng bãi ngang Quỳnh Lưu.

Theo ông Hồ Diễn Hữu - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Minh, cả xã hiện có khoảng 160 ha rau các loại, dịp ra tết này, rau rớt giá tận đáy, tiền bán rau không đủ tiền công, nên nhiều hộ không thu hoạch, chặt bỏ rau ngay tại ruộng. Theo ông Hữu, giá rau giảm mạnh là do thời tiết thuận lợi cho rau phát triển, dẫn đến "cung quá cầu", hơn nữa do dịch Covid-19 tái phát ở một số tỉnh, cũng ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ.

Nhiều người đành phải nhổ bỏ, từng đống rau được vứt cuối chân ruộng, đợi khô rồi đốt làm phân bón

Bà Hồ Thị Thanh, hộ trồng rau ở xóm 7, xã Quỳnh Minh (Quỳnh Lưu) cho biết: Gia đình có hơn 3 sào rau cải, xà lách, xu hào trong đó có su hào dù rất rẻ, từ 400 - 500 đồng/kg, nhưng khó tiêu thụ, bà phải đem ra chợ bán lẻ được đồng nào hay đồng ấy vì không có thương lái đến hỏi mua. Còn nhiều nhà trong xã họ bỏ đầy ruộng không buồn thu hoạch do rau quá rẻ, nên đành phá đi để trồng vụ rau khác.

Không riêng gì huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu các vựa rau lớn ở tỉnh Nghệ An như TP Vinh … cũng lâm vào cảnh tương tự. Có loại rau giá bán chỉ từ 400 – 500 đồng/kg nhưng không thể tiêu thụ. Khu vực xã Hưng Đông, TP. Vinh là vùng quy hoạch chuyên canh trồng rau xanh lớn nhất của thành phố. Tại đây có các xóm Mỹ Hậu, Vinh Xuân, Long Hoà với tổng diện tích hơn 40ha. Rau xanh của khu vực này chủ yếu là các loại ngắn ngày như: hành hoa, cải cúc, cải bẹ, ngò, rau mầm, rau thơm... rau xanh vùng này chủ yếu cung cấp cho thị trường thành phố Vinh và các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh hay Thanh Hoá...

Chị Trần Thị Lan, xóm Long Hoà, chia sẻ: gia đình chị trồng hơn 3 sào rau, kể từ thời điểm sau lụt tháng 10/2020 đến nay, giá rau rớt giá thảm hại, rau trồng ra rất khó tiêu thụ. Mỗi sào rau chi phí đầu tư hết tầm hơn 2 triệu đồng, từ giống, phân bón, nước tưới, công chăm sóc. Sau khoảng gần 2 tháng chăm sóc, khi xuất bán phải đạt giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thì người nông dân mới có thu nhập. Thế nhưng mấy tháng gần đây rau rớt giá liên tục, có thời điểm 1 bó rau cải chỉ bán được chưa đến 1 ngàn đồng. Nếu bỏ công nhổ đem đi bán thì vừa mất công mà cũng không ai mua, vì thế rau cải đành để mặc cho ra hoa rồi đem nhổ bỏ.

Theo người dân vùng trồng rau ở các vựa rau trọng điểm của địa phương, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá rau trên địa bàn hạ thấp, không có người mua. Ngoài ra, vào thời điểm cuối năm 2020, do ảnh hưởng mưa bão, giá rau tăng cao, bà con trên địa bàn đã tự phát tăng diện tích trồng. Điều này có thể làm nguồn cung vượt cầu, khiến giá rau củ giảm mạnh.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Giá rau củ quả hôm nay

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ