Giải pháp nào chấn chỉnh tình trạng quảng cáo, rao bán sữa “xách tay”:

Bài 2: Giải pháp nào ngăn chặn sữa “xách tay” lộng hành?

Để kiểm soát tình trạng quảng cáo, rao bán hàng sữa “xách tay”, hàng nhập lậu thì các cơ quan chức năng cần áp dụng chế tài xử phạt.
Bài 1: Ma trận sữa “xách tay” gây nhiễu loạn thị trường

Có thể xử lý hình sự nếu vi phạm

Nhắc đến sữa “xách tay” trên thị trường có lẽ còn nhiều vấn đề để bàn luận từ khía cạnh pháp luật đến đạo đức kinh doanh. Các chuyên gia nhận định, hàng “xách tay” là hàng lậu. Mặt hàng sữa “xách tay” hoạt động công khai, tràn lan trên thị trường cũng như thương mại điện tử đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. Hệ quả là một số lượng hàng hóa lớn được tuồn vào Việt Nam và tiêu thụ, nhưng không phải đóng bất kỳ loại thuế nào.

Bài 2: Giải pháp nào ngăn chặn sữa “xách tay” lộng hành?

Các cơ sở kinh doanh ngang nhiên quảng cáo hàng “xách tay” trên website

Ngoài việc có nguy cơ gây thất thu thuế, những mặt hàng sữa ngoại “xách tay” không rõ nguồn gốc xuất xứ còn tiềm ẩn vấn đề không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, tình trạng này kéo dài sẽ gây nhiễu loạn thị trường sữa và khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Lý giải cho tình trạng hàng “xách tay” được mua bán rậm rộ bằng nhiều chiêu thức khác nhau, nhiều ý kiến cho rằng, người Việt phần lớn có phần do tâm lý sính ngoại, thích sử dụng hàng có thương hiệu. Đặc biệt, với việc các sản phẩm là sữa ngoại, người Việt sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua khi chưa tìm hiểu kỹ về chất lượng, công dụng của sản phẩm.

Bàn luận về tình trạng hàng xách tay “nở rộ” trên các trang mạng điện tử, đặc biệt là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đang lưu thông trên thị trường như hiện nay, luật sư Lương Thành Đạt - Giám đốc Công ty TNHH Luật Vì Chân Lý Themis cho biết, tại khoản 13, Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có giải thích về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Cụ thể, đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp phải đăng ký cấp giấy chứng nhận xuất xứ, hàng hóa được coi là không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, sử dụng các tiêu chí xác định nguồn gốc hàng hóa mà không thể phát hiện ra nguồn gốc của hàng hóa. Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.

Về hành vi hoạt động kinh doanh mua bán mà các bên có vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác.

Đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là buộc tiêu hủy, thủ tiêu tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Theo luật sư Lương Thành Đạt, về việc quảng cáo, rao bán hàng thực phẩm “xách tay” không rõ nguồn gốc xuất xứ, thì có thể bị xử phạt căn cứ vào điểm a, khoản 1, Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quy định hành vi quảng cáo không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Bên cạnh đó, tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định, hành vi quảng cáo không đúng gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc được công bố là hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.

“Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ không đúng, sai sự thật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Tùy vào mức độ, tính chất vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”, luật sư Đạt phân tích.

Bài 2: Giải pháp nào ngăn chặn sữa “xách tay” lộng hành?
Sản phẩm sữa “xách tay” đánh đó người tiêu dùng khi không có nhãn phụ tiếng Việt

Hiện nay, có nhiều website đăng tải các thông tin về sản phẩm hàng tiêu dùng, nhưng không đăng ký với các cơ quan chức năng. Việc lập ra các website “lậu” chủ yếu để phục vụ mục đích bán hàng online và né tránh sự kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng.

Theo luật sư Lương Thành Đạt, căn cứ Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định trường hợp quảng cáo trên website phải xin giấy phép quảng cáo bao gồm: Quảng cáo thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm phụ gia thực phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế, trang thiết bị y tế, sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ,...

Như chúng ta đã biết, hoạt động quảng cáo thương mại trên các website không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005, Luật Quảng cáo 2012, Luật An ninh mạng 2018, mà còn chịu sự điều chỉnh của những luật chuyên ngành có liên quan khác. Tùy vào từng sản phẩm hàng hóa quảng cáo dịch vụ, sẽ có những điều kiện để thực hiện thủ tục xin phép quảng cáo trên website là khác nhau.

Để kiểm soát hoạt động quảng cáo thương mại, pháp luật thương mại và pháp luật về quảng cáo, có các quy định về những hành vi quảng cáo bị cấm như thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi,…

Hoạt động quảng cáo phải tuân thủ các điều kiện quảng cáo, hàng hóa dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có tài liệu chứng minh đối với những hàng hóa có quy chuẩn, tiêu chuẩn. Đối với sản phẩm có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thì phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thuốc, mỹ phẩm,….

Đối với quảng cáo thương mại trực tuyến, ngoài việc tuân thủ các điều kiện chung còn phải tuân thủ một số điều kiện khác: Trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng. Trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày, chủ trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch về tên, địa chỉ người kinh doanh.

Nếu cá nhân, tổ chức sử dụng website để kinh doanh mà không đăng ký, thông báo với Bộ Công thương, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cần có chế tài xử lý mạnh tay

Theo luật sư Lương Thành Đạt, trước tình trạng quảng cáo, rao bán các mặt hàng sữa “xách tay” công khai, ở đây không chỉ cần đề cập đến công tác quản lý nhà nước như xử phạt hành chính hay xử lý hình sự đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, mà còn là trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Pháp luật quảng cáo cần xác định rõ trách nhiệm của nhà cung cấp sản phẩm, đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người thực hiện quảng cáo trực tuyến và trách nhiệm liên đới trong trường hợp các bên biết rõ nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Vì thế, cần áp dụng hiệu quả Luật An ninh mạng và phối hợp giữa các cơ quan trong việc kiểm soát quảng cáo trực tuyến như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an và cơ quan quản lý ở địa phương để tăng cường kiểm soát các hoạt động quảng cáo trên các trang mạng.

“Biện pháp xử phạt hành chính còn nhẹ, chưa đủ nghiêm minh, chưa đủ răn đe, do vậy cần nâng cao mức xử phạt hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hình sự đối với tổ chức vi phạm trong hoạt động quảng cáo trực tuyến và thực thi hiệu quả pháp luật bảo vệ người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng của quảng cáo”, luật sư Lương Thành Đạt nói.

Bài 2: Giải pháp nào ngăn chặn sữa “xách tay” lộng hành?
Cửa hàng đội lốt hàng nhập Úc, rao bán sữa “xách tay”

Ngoài ra, theo ý kiến của các chuyên gia pháp lý, các đối tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đã lợi dụng pháp nhân và sự thông thoáng từ khâu thành lập, quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng thương mại, khai báo hải quan, thông quan và hậu kiểm. Mặt khác, xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động thương mại điện tử cũng khiến tình trạng buôn lậu, bán hàng “xách tay” ngày càng nhiều hơn. Thực tế cho thấy, đây là lĩnh vực đã gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong kiểm soát và phát hiện, xử lý trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, đối với hàng “xách tay”, hàng nhập lậu thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc phải chứng minh hàng hóa đó được buôn lậu qua biên giới (bắt hàng tại cửa khẩu, biên giới), thì mới có căn cứ để xử lý hình sự. Khi hàng đã “tuồn” được qua được biên giới và đưa vào lưu thông trên thị trường trong nước, thì việc xử lý chủ yếu chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính. Bởi vậy, để ngăn chặn hàng “xách tay”, hàng lậu thì cơ quan chức năng cần có biện pháp kiểm tra, xử lý từ gốc của vấn đề.

Còn riêng đối với sản phẩm sữa phần lớn phục vụ những đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, rất cần sự kiểm soát kỹ lưỡng của các cơ quan quản lý nhà nước và xử phạt nghiêm minh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là kinh doanh mặt hàng hàng sữa “xách tay”. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần có kiến thức hiểu biết về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm sữa ngoại “xách tay” trước khi mua để tránh “tiền mất tật mang”.

Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường sữa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá thanh long ruột đỏ tăng cao

Giá thanh long ruột đỏ tăng cao

So với 1 tháng trước, giá thanh long ruột đỏ tại nhiều địa phương vùng Ðồng bằng Sông Cửu Long tăng mạnh, khiến người trồng thanh long rất phấn khởi.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 3/5: Giá hàng hoá nguyên liệu biến động trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 3/5: Giá hàng hoá nguyên liệu biến động trái chiều

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 2/5.
Giá thép hôm nay ngày 3/5/2024: Cải thiện về nhu cầu tiêu thụ

Giá thép hôm nay ngày 3/5/2024: Cải thiện về nhu cầu tiêu thụ

Giá thép hôm nay ngày 3/5/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm giảm nhẹ. Tại thị trường trong nước, giá thép xây dựng không có biến động mới.
Vụ ngô của Argentina gặp nạn, “cú huých” cho giá thức ăn chăn nuôi?

Vụ ngô của Argentina gặp nạn, “cú huých” cho giá thức ăn chăn nuôi?

Mặc dù được kỳ vọng sẽ thu hoạch được vụ mùa kỷ lục trong năm nay, nhưng vụ ngô của Argentina, quốc gia XK lớn thứ 3 thế giới đang phải đối mặt với dịch rầy nâu
Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện

Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện

Lĩnh vực xe điện toàn cầu đang được đầu tư rất nhiều nhằm góp phần hướng tới kịch bản phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 2/5: Giá dầu giảm mạnh về mức thấp nhất 7 tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 2/5: Giá dầu giảm mạnh về mức thấp nhất 7 tuần

Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, đà giảm giá sâu của nhiều mặt hàng nguyên liệu thế giới đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 1,84% xuống còn 2.254,78 điểm.
ITO EN nâng tầm giá trị trà Nhật Bản trên thị trường thế giới

ITO EN nâng tầm giá trị trà Nhật Bản trên thị trường thế giới

ITO EN - công ty sản xuất thương hiệu nước giải khát trà xanh không đường Oi Ocha của Nhật Bản đã ký kết hợp đồng toàn cầu với cầu thủ bóng chày Shohei Ohtani.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/5: Chỉ số MXV-Index tháng 4 giảm 2,7% so với tháng trước

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/5: Chỉ số MXV-Index tháng 4 giảm 2,7% so với tháng trước

Số liệu từ MXV cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 (ngày 30/4), thị trường ghi nhận 27 mặt hàng giảm giá trong tổng số 31 mặt hàng.
Giá thép hôm nay ngày 1/5/2024: Thị trường thép dự báo có nhiều triển vọng tích cực

Giá thép hôm nay ngày 1/5/2024: Thị trường thép dự báo có nhiều triển vọng tích cực

Giá thép hôm nay ngày 1/5/2024: Giá sắt thép xây dựng Trung Quốc giảm về mức thấp nhất 2 tuần qua; Thị trường trong nước dự báo triển vọng tích cực.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/4: Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/4: Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 22 – 28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn
Giá thép hôm nay ngày 29/4/2024: Lợi nhuận các doanh nghiệp thép có xu hướng hồi phục

Giá thép hôm nay ngày 29/4/2024: Lợi nhuận các doanh nghiệp thép có xu hướng hồi phục

Giá thép hôm nay ngày 29/4/2024: Luỹ kế quý I, sản lượng thép thô của 71 quốc gia đạt 496,1 triệu tấn; thép trong nước có xu hướng phục hồi.
Giá thép hôm nay ngày 28/4/2024: Trên sàn giao dịch quay đầu tăng nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 28/4/2024: Trên sàn giao dịch quay đầu tăng nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 28/4/2024: Trên sàn giao dịch quay đầu tăng nhẹ; Giá quặng sắt cũng giảm gần một tuần do thị trường thép Trung Quốc trầm lắng.
Thúc đẩy hợp tác thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Thúc đẩy hợp tác thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Từ ngày 23-26/4 đoàn công tác của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã có chuyến thăm và làm việc với các Sở Giao dịch hàng hóa và đối tác lớn tại Trung Quốc
Phú Yên: Khai thác cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao

Phú Yên: Khai thác cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao

Theo báo cáo của huyện Tuy An (Phú Yên), nhiều tàu cá của ngư dân khai thác cá ngừ đại dương cập cảng với sản lượng cao, nhờ thời tiết thuận lợi trên biển.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa hôm qua 25/4, trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới có 18 mặt hàng tăng giá và 13 mặt hàng tăng giá
Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Giá quặng sắt phục hồi, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Giá quặng sắt phục hồi, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 25 nhân dân tệ/tấn; Giá quặng sắt phục hồi lên mức cao nhất trong 6 tuần.
Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Giá nhôm khởi sắc trở lại, nhưng vẫn nhiều hoài nghi cho rằng xu hướng chỉ là tạm thời, khó khăn còn tiềm ẩn.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá quặng sắt tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá quặng sắt tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa hôm qua 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục.
Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Nhu cầu tiêu thụ thép chưa cao

Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Nhu cầu tiêu thụ thép chưa cao

Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tăng trở lại lên mức cao nhất trong hơn 6 tuần; thị trường trong nước ổn định.
Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị

Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị

Chiến tranh giữa Nga - Ukraine hay bất ổn ở Trung Đông gần đây đều khiến cho giá lúa mì thế giới biến động mạnh mẽ.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/4: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/4: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4).
Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Giá nhập khẩu thép HRC tăng

Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Giá nhập khẩu thép HRC tăng

Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Tại thị trường trong nước duy trì ổn định; giá thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng trong 2 tuần trở lại đây.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/4: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/4: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa.
Sức mua tại chợ đầu mối phía Nam Hà Nội giảm mạnh

Sức mua tại chợ đầu mối phía Nam Hà Nội giảm mạnh

Hàng hóa bán chậm chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3 so với trước đây… đa số các tiểu thương tại chợ đầu mối phía Nam đều than sức mua giảm mạnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động