Bắc Giang: Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững

Phát triển kinh tế tập thể được thành viên, người lao động trong khu vực kinh tế tập thể cả nước nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng đón nhận như luồng gió mới.
Phát triển Kinh tế tập thể: Cần thay đổi để hội nhập

Nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới

Tại Hội nghị TW5 (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới với nhiều quan điểm, định hướng lớn.

Thời gian qua, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân nhân dân, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo; các cấp, ngành, đoàn thể trong tỉnh bám sát sự chỉ đạo của bộ, ngành, trung ương, của tỉnh chủ động triển khai hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhằm hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển.

Cùng đó, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, thành viên, người lao động trong lĩnh vực này đã góp phần thúc đẩy phong trào kinh tế tập thể của tỉnh ngày càng có bước phát triển. Số lượng hợp tác xã thành lập mới hằng năm cao, trong đó số lượng hợp tác xã hoạt động hiệu quả không ngừng tăng. Tính đến 30/6/2022 trên địa bàn toàn tỉnh có 1.005 hợp tác xã, trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 65,3 %; lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 32,7 %; quỹ tín dụng nhân dân chiếm 2 %. Tổng vốn điều lệ của các hợp tác xã là 2.409 tỷ đồng, với 35.218 thành viên tham gia.

Đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình hợp tác xã kiểu mới, sản xuất gắn với chuỗi giá trị hướng tới mục tiêu vừa phát triển kinh tế, tạo việc làm vừa chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của thành viên, người lao động. Nhiều sản phẩm chế biến của hợp tác xã đã được người tiêu dùng ưa chuộng, trở thành đặc sản chất lượng cao, thương hiệu riêng của tỉnh Bắc Giang như: Vải thiều Lục Ngạn, mỳ Chũ, dứa Lục Nam, gà đồi Yên Thế, mộc Bãi Ổi...

Lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên tham quan gian trưng bày sản phẩm của các HTX của huyện Yên Thế.
Lãnh đạo Liên minh HTX các tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên tham quan gian trưng bày sản phẩm của các HTX của huyện Yên Thế.

Liên minh hợp tác xã tỉnh với vai trò cầu nối giữa hợp tác xã với các cấp chính quyền địa phương đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ các hợp tác xã, đơn vị thành viên nâng cao cả về chất lượng và số lượng theo hướng thiết thực, hiệu quả thông qua công tác bồi dưỡng, tập huấn; cho vay vốn ưu đãi... Chỉ tính từ năm 2021 đến nay, Liên minh hợp tác xã tỉnh đã cho các hợp tác xã vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ giải quyết việc làm khoảng 20 tỷ đồng; làm cầu nối giúp các hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ Liên minh hợp tác xã Việt Nam với số tiền là 26,6 tỷ đồng.

Liên minh hợp tác xã tỉnh cũng đã đổi mới trong công tác tổ chức triển khai thực hiện kết nối, xúc tiến thương mại hỗ trợ các hợp tác xã trong việc tiêu thụ nông sản, góp phần giúp các hợp tác xã, đơn vị thành viên tăng cường công tác kết nối, liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Những bất cập nảy sinh

Qua thực tiễn cho thấy, chất lượng hoạt động của kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh chưa cao, chưa đều, quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; số hợp tác xã yếu kém còn chiếm 9,7 %.

Những khó khăn nội tại của nhiều hợp tác xã kéo dài, chậm được khắc phục; một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã của trung ương và tỉnh được ban hành song kết quả thực hiện còn hạn chế, số lượng các hợp tác xã được thụ hưởng không nhiều. Đơn cử như chính sách hỗ trợ lãi xuất, chính sách quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, bao bì nhãn mác sản phẩm… theo Nghị quyết 24/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Việc tháo gỡ khó khăn về vốn, đất đai xây dựng trụ sở và cơ sở sản xuất chế biến của hợp tác xã chưa được giải quyết kịp thời; đa số các chính sách mới tập trung cho các nông nghiệp, chưa có nhiều chính sách cho hợp tác xã phi nông nghiệp.

Nguyên nhân của tình trạng trên, trước hết xuất phát từ việc các hợp tác xã chưa thật sự nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, vẫn còn tình trạng một số hợp tác xã thành lập ra để trông chờ sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Trong khi đó, các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho kinh tế tập thể của tỉnh chưa nhiều; một số ngành, địa phương chưa quan tâm đến phát triển kinh tế tập thể, từ đó chưa thực sự vào cuộc trong việc tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh cụ thể hóa cơ chế, chính sách của trung ương hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tập thể của tỉnh.

Phát huy vai trò của kinh tế tập thể

Nghị quyết 20 có rất nhiều điểm mới và đột phá, kế thừa quan điểm, phù hợp với thực tiễn của Nghị quyết 13-NQ/TW (khóa IX) nhằm khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết cùng phát triển. Trong đó, quan điểm chỉ đạo là kinh tế tập thể với nhiều hình thức, hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…), trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các liên hiệp hợp tác xã, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn. kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là trọng tâm, bao gồm lợi ích của thành viên, tập thể và Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn.

Mô hình sản xuất dứa theo quy trình VietGAP ở thôn Đồng Cống, xã Bảo Sơn của HTX Sản xuất Dứa Lục Nam
Mô hình sản xuất dứa theo quy trình VietGAP ở thôn Đồng Cống, xã Bảo Sơn của HTX Sản xuất Dứa Lục Nam

Để góp phần đưa Nghị quyết 20 vào cuộc sống, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đưa kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh có bước phát triển vượt bậc thì quan trọng nhất là tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cả về nhận thức và hành động. Việc xây dựng chương trình hành động cũng như kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết từ cấp tỉnh đến cơ sở phải bảo đảm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, tránh dập khuôn, hình thức.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Bắc Giang, ngoài việc Quốc hội sớm sửa đổi, ban hành Luật hợp tác xã thay thế Luật hợp tác xã năm 2012, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách để khắc phục những tồn tại, quy định không phù hợp với tình hình thực tế của khu vực kinh tế tập thể; tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển hợp tác xã phù hợp với thực tế và nhu cầu, trình độ phát triển của tổ chức hợp tác xã, khả năng nguồn lực của tỉnh.

Duy trì nề nếp hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh, huyện. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể. Bố trí, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại các sở, ngành, cơ quan tham mưu liên quan ở cấp tỉnh, huyện. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể. Tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi, ổn định, nhất quán, lâu dài, bình đẳng giữa kinh tế tập thể với các loại hình kinh tế khác.

Tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Luật hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn. Khuyến khích các hợp tác xã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp và liên vùng trong, ngoài tỉnh để nâng cao hiệu quả sản xuất. Bản thân các hợp tác xã cần phát huy nội lực, năng động, sáng tạo tìm hướng đi đúng, phù hợp với xu thế của thị trường, từng bước khẳng định vị thế, chỗ đứng; khắc phục dần tình trạng trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Đặc biệt, củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Liên minh hợp tác xã tỉnh trong hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam theo tinh thần Kết luận số 70-KL/TW ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX) đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Chủ động sử dụng và khai thác các nguồn lực của trung ương, của tỉnh để triển khai có hiệu quả hoạt động tư vấn hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của hợp tác xã, đơn vị thành viên.

Phát triển kinh tế tập thể nòng cốt là hợp tác xã tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tới được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế, bám sát, vận dụng linh hoạt, sáng tạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách của trung ương, nhất là Nghị quyết 20 sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.

Đỗ Thành Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.
Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của Bình Dương.
Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Trên đà phát triển, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động