Thứ bảy 23/11/2024 01:06

Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp vào năm 2030

Hiện Bắc Giang đang tập trung các nguồn lực để trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững vào năm 2030.

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn tại Hội nghị Kỷ niệm 20 năm thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang diễn ra vào chiều ngày 8/12/2023. Hội nghị với sự tham dự của đại diện lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế các tỉnh, thành phố phía Bắc; đại diện Ban Chủ nhiệm CLB Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế các tỉnh, thành phố phía Bắc và phía Nam...

Sức trẻ tuổi 20

Ngày 10/12/2003, Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tại Quyết định số 261/2003/QĐ-TTg. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang để quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị kỷ niệm 20 năm thành lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết: Nghị quyết số 147-NQ/TU ngày 15/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2030, đã xác định: "Nhất quán, kiên trì, kiên định quan điểm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp là trụ cột, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; phát triển công nghiệp đồng bộ với phát triển đô thị, dịch vụ để tạo ra "hệ sinh thái công nghiệp"... Mục tiêu đến năm 2030, “Bắc Giang trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng”.

Nhìn lại hành trình xây dựng và trưởng thành trong suốt 20 năm qua của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, từ khi có khu công nghiệp đầu tiên là khu công nghiệp Đình Trám vào năm 2003, đến nay tỉnh Bắc Giang đã thành lập được 08 khu công nghiệp, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, xanh và hiện đại, trong đó có 1 khu công nghiệp hướng đến đạt tiêu chuẩn khu công nghiệp sinh thái; tổng diện tích các khu công nghiệp là 1.980 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 77%.

Thực hiện sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã sớm xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, đến năm 2030 toàn tỉnh được quy hoạch 29 khu công nghiệp, với tổng diện tích là 7.000 ha. Đến nay, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã chủ trì lập, hoàn thành trình phê duyệt quy hoạch đối với 20/29 khu công nghiệp, với tổng diện tích gần 4.600 ha, từ đó từng bước thu hút các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

Tại Hội nghị Kỷ niệm 20 năm thành lập Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua năm 2022

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cho biết, với sự phát triển của các khu công nghiệp, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Nếu như năm 2004 sản xuất công nghiệp của Bắc Giang chỉ chiếm 7,4% thì đến năm 2020 tỷ lệ này đã đạt 47% và dự kiến năm 2023 là 59%.

Đặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp liên tục tăng cao, năm 2023 ước đạt 453.000 tỷ đồng, chiếm 84% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; thuế phát sinh phải nộp đạt 4.500 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu ước đạt 22,1 tỷ USD, chiếm khoảng 80,7% toàn tỉnh. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã giải quyết việc làm ổn định cho gần 200.000 lao động, thu nhập đạt trên 8 triệu đồng/người lao động/tháng cũng như chăm lo đời sống của người lao động, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid-19; tích cực phối hợp với các ngành, địa phương đầu tư xây dựng các hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Giai đoạn từ 2020 đến nay, mặc dù trong bối cảnh tình hình khó khăn do dịch Covid-19 và xung đột, chiến tranh trên thế giới, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của Ban quản lý các khu công nghiệp, hàng năm các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhất là chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp hàng năm luôn có sự phát triển vượt bậc. Cụ thể, năm 2020 đạt 895 triệu USD, vượt 79% kế hoạch; năm 2021 đạt 1,349 tỷ USD, vượt 35% kế hoạch; năm 2022: đạt 1,322 tỷ USD, vượt 32% kế hoạch và 11 tháng năm 2023: đạt 2 tỷ 769 triệu USD, vượt 177% kế hoạch cả năm 2023.

Điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài

Hiện trong các khu công nghiệp của Bắc Giang có 488 dự án đầu tư, trong đó có 373 dự án FDI, 115 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI); tổng vốn đầu tư quy đổi đạt 10,6 tỷ USD.

Trong đó, thu hút vốn đầu tư nước ngoài luôn là điểm sáng, hàng năm đều đứng trong tốp đầu cả nước, với nhiều dự án lớn, công nghệ cao của các Tập đoàn lớn, đa quốc gia như: Foxconn, Luxshare, Longi, JA Solar, Hana Micron...

Đặc biệt, trong những năm qua Ban quản lý các khu công nghiệp đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số; thường xuyên trao đổi, đối thoại và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh; nhiều năm liền Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang được xếp thứ hạng cao về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và được các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng, đánh giá cao.

Theo ông Phan Thế Tuấn, phát triển công nghiệp là mục tiêu lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị, trong đó, Ban quản lý các khu công nghiệp có sứ mệnh hết sức quan trọng, là nòng cốt, rường cột trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về quản lý khu công nghiệp.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang tặng lẵng hoa chúc mừng BQL các KCN nhân dịp kỷ niệm 20 năm

Tôi tin tưởng rằng, Ban quản lý các khu công nghiệp sẽ khắc phục khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh giao, đóng góp ngày càng nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần đưa Bắc Giang trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng vào năm 2030”. - ông Phan Thế Tuấn khẳng định.

Để đạt mục tiêu trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững vào năm 2030 cũng như thực hiện có hiệu quả các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

Tăng cường đoàn kết, đổi mới tư duy lãnh đạo, phát huy tinh thần dân chủ, sức mạnh và trí tuệ tập thể; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm, chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao và tư duy đổi mới, sáng tạo; phát huy vai trò là đầu tàu, động lực chủ yếu trong dẫn dắt, định hướng phát triển công nghiệp trở thành động lực mới, nguồn lực mới phát triển tỉnh Bắc Giang.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, triển khai xây dựng thêm các khu công nghiệp mới đã được quy hoạch; phấn đấu xây dựng 1 khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn khu công nghiệp sinh thái; mạnh dạn thay đổi, hướng phát triển một số khu công nghiệp mới theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, đổi mới sáng tạo. Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, sử dụng ít lao động, nằm trong chuỗi sản phẩm toàn cầu; từng bước xây dựng hệ sinh thái tuần hoàn giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp của tỉnh...

2 tập thể và 5 cá nhân đã được UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen

Ông Phan Thế Tuấn cũng yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện tốt Quyết định 38/2022/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh; tích cực nắm bắt, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Đầu tư xây dựng các hạ tầng xã hội thiết yếu về giáo dục, văn hóa, y tế … phục vụ đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và xây dựng hệ thống giao thông kết nối các khu công nghiệp với các đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo đảm an toàn, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Với những thành tích xuất sắc đạt được, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2022 và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch UBND tỉnh tặng nhiều Bằng khen cho các tập thể, cá nhân.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024