Thứ năm 05/12/2024 09:13

Bắc Giang chọn công nghiệp làm động lực phát triển kinh tế

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ở mức cao, theo hướng bền vững để công nghiệp tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

Phục hồi nhanh và ổn định

Theo Sở Công Thương Bắc Giang, tháng 1/2022, sản xuất công nghiệp của tỉnh có tốc độ phục hồi nhanh và khá ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn hoạt động sản xuất bình thường và có mức tăng trưởng khả quan, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong các khu công nghiệp và thuộc ngành sản xuất linh kiện điện tử.

Bắc Giang tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ở mức cao

Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 1,9% so với tháng trước, tăng 26,9% so với cùng kỳ; trong đó, các ngành có mức tăng cao như sản xuất linh kiện điện tử tăng 35,6%, sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng 24,6%, sản xuất hóa chất tăng 21,3%, sản xuất trang phục tăng 46,7%, sản xuất và phân phối điện tăng 0,8%...

Đáng chú ý, tháng 1/2022, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 35.870 tỷ đồng, tăng 8.480 tỷ đồng (tăng 31%) so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 620 tỷ đồng, tăng 5,7%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3.395 tỷ đồng, tăng 13,5%; khu vực doanh nghiệp FDI là 31.855 tỷ đồng, tăng 33,8%.

Năm 2021 vừa qua, hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông kết nối và các hạ tầng phụ trợ khác tại tỉnh Bắc Giang đã được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp.

Cũng trong năm 2021, tỉnh Bắc Giang đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Khu công nghiệp Việt Hàn, mở rộng 3 khu công nghiệp, bổ sung mới 3 khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, năm 2021, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh tăng 11,2%. Dù khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 song tất cả các ngành sản xuất công nghiệp ở tỉnh đều có tăng trưởng; trong đó, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có mức tăng cao nhất, tăng 13%. Tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,2%. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 10,6%; ngành khai khoáng tăng 7,2%.

Báo cáo nêu cụ thể, năm 2021, quy mô giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đạt gần 300 nghìn tỷ đồng. Một số doanh nghiệp đóng góp chính cho tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh như Công ty Fuhong, Công ty Luxshare-ICT, Công ty Siflex, Công ty Hosiden..

Phát triển theo chiều sâu

Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, đẩy triển công nghiệp góp phần quan trọng giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao đời sống, thu nhập cho nhân dân và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển. Trong năm 2022, Bắc Giang tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, chuyển dịch theo hướng phát triển theo chiều sâu và thân thiện với môi trường. Từ nay đến năm 2025, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP lĩnh vực công nghiệp, xây dựng bình quân đạt 18,4%/năm; trong đó, công nghiệp đạt 19,1%/năm, xây dựng đạt 13,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 22,2%/năm.

Ngoài ra, Bắc Giang xác định không gian phát triển công nghiệp dựa trên vị trí, điều kiện phát triển, khả năng kết nối giữa các loại hạ tầng và dự báo khả năng thu hút đầu tư thời kỳ quy hoạch. Trong đó chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp chủ lực gồm: Sản xuất cơ khí, sản xuất, chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt, điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, thiết bị điện, may trang phục, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic...

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng chú trọng sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất thiết bị điện (chủ yếu pin năng lượng mặt trời); sản xuất may trang phục; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic...

Đối với công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ tăng cường thu hút đầu tư để sản xuất, chế biến thực phẩm tăng tỷ trọng và trở thành ngành kinh tế quan trọng, nâng cao chuỗi giá trị nông sản của địa phương, chủ động trong khâu tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho đầu ra của nông sản.

Xây dựng phát triển khu trọng điểm kinh tế thành vùng tập trung công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa của tỉnh, có sức lan tỏa mạnh, thúc đẩy phát triển các vùng khác. Hướng đến mục tiêu đưa Bắc Giang thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đô thị có quy mô vùng, liên kết không gian công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa với các tỉnh, thành phố, khu vực xung quanh và khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.

Bắc Giang quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lợi thế so sánh bằng việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch, hỗ trợ, chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án và phát triển sản xuất trên địa bàn.
Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư