Thứ ba 26/11/2024 20:47

Ăn uống lành mạnh hơn là chìa khóa để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần

Mặc dù đa số người tiêu dùng Châu Á - Thái Bình Dương nhận thấy tình trạng sức khỏe của họ không được như mong muốn, nhiều người đã bắt đầu thực hiện bước đầu tiên là ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều hơn do ảnh hưởng của đại dịch.

Đây là thông tin được đưa ra qua Khảo sát các thói quen liên quan đến sức khỏe tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 (Asia Pacific Health Inertia Survey 2021) trong đó có Việt Nam, do Herbalife Nutrition thực hiện.

Kết quả cho thấy 1/2 (54%) người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết sức khỏe tinh thần và thể chất hiện tại của họ đang ở trạng thái không phải tốt nhất (chỉ ở mức trung bình), nhiều hơn những người cảm thấy “tốt”, “rất tốt” hoặc “xuất sắc”. So với một năm trước đây, sức khỏe của người tiêu dùng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung đang được chia thành hai tình trạng: tốt hơn hoặc xấu đi.

Đối với những người nhận thấy sức khỏe thể chất của mình suy giảm trong 12 tháng qua, 7/10 (73%) cho rằng đó là do thiếu vận động thể chất, tiếp theo là do thực phẩm không lành mạnh (45%) và thiếu hỗ trợ cộng đồng để theo kịp chế độ tập thể dục (32%). Nói đến suy giảm sức khỏe tinh thần, các lý do chính gồm có căng thẳng do công việc không ổn định (60%), ở nhà nhiều hơn do hạn chế di chuyển (67%) và thiếu tương tác xã hội (41%).

Được thực hiện vào tháng 7 và tháng 8 năm 2021, Khảo sát các thói quen liên quan đến sức khỏe tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2021 đã khảo sát 5.496 người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18 trở lên tại 11 thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó gồm Australia, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Khảo sát cung cấp nhiều thông tin chi tiết về sự ảnh hưởng của đại dịch đối với sức khỏe của người tiêu dùng cũng như các hành vi của họ đối với việc cải thiện sức khỏe.

Mặc dù đa số người tiêu dùng Châu Á - Thái Bình Dương nhận thấy tình trạng sức khỏe của họ không được như mong muốn, nhiều người đã bắt đầu thực hiện bước đầu tiên là ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều hơn do ảnh hưởng của đại dịch.

Người tiêu dùng tại khu vực này nói rằng họ bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn, xu hướng này thể hiện rõ ràng nhất tại Việt Nam (78%). Trong số những người cho biết bắt đầu ăn uống kém lành mạnh hơn do đại dịch, lý do chính là do tiếp cận các loại thức ăn nhanh không lành mạnh một cách dễ dàng.

Khảo sát này cũng cho thấy có 64% người tiêu dùng bắt đầu tập thể dục nhiều hơn do đại dịch. Đối với những người tập thể dục ít hơn trong đại dịch, hầu hết đều chỉ tập thể dục khoảng 1 đến 3 ngày mỗi tuần, với lý do chính là thiếu động lực cá nhân để tập, thiếu không gian tập tại nhà, và không thể đến các trung tâm tập gym và thể hình.

Đáng chú ý, với làn sóng kỹ thuật số đang lan rộng khắp các quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương, công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn để hỗ trợ cuộc sống năng động lành mạnh. Cụ thể, 7/10 (72%) người tiêu dùng hiện nay sử dụng các công cụ công nghệ như các lớp học và video tập thể dục trực tuyến dành cho mọi người (60%), công cụ theo dõi tập luyện (40%), các ứng dụng thể hình và tập luyện (33%) và các ứng dụng dinh dưỡng (39%) để hỗ trợ chế độ sinh hoạt lành mạnh của mình.

Nhiều người tiêu dùng cũng nhận thấy rằng mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực (40%) đến sức khỏe tinh thần của họ hơn là ảnh hưởng tiêu cực (15%).

Những người nhận thấy truyền thông xã hội có ảnh hưởng tích cực nhờ vào các yếu tố sau: Đọc nội dung truyền cảm hứng/thúc đẩy (65%); Xem các nội dung hài hước/nhẹ nhàng (64%); Truyền cảm hứng/thúc đẩy từ những người có ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông (61%)

Khi được hỏi về các kế hoạch nuôi dưỡng thói quen sống lành mạnh năng động trong 12 tháng tiếp theo, phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam (96%) đều nói rằng họ dự định sẽ ăn uống lành mạnh hơn trong khi 91% lên kế hoạch để tập thể dục nhiều hơn.

Các bước mà họ sẽ thực hiện để ăn uống lành mạnh hơn gồm có: Uống nhiều nước hơn (74%); Bổ sung thêm hoa quả và rau củ vào các bữa ăn (69%); Giảm tiêu thụ đường và đồ ngọt (63%).

Mong muốn hỗ trợ người tiêu dùng nâng cao sức khỏe, Herbalife Nutrition cho biết đã tổ chức chương trình Chạy trực tuyến, diễn ra từ 1/10 đến 31/10. Chương trình này là một phần trong chiến dịch Dinh dưỡng lành mạnh, sẵn sàng tiến bước của công ty nhằm thúc đẩy hành động lan tỏa lối sống lành mạnh hơn. Chương trình diễn ra tại 11 thị trường gồm có Australia, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Phương Hoa
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Dương

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh