Chủ nhật 22/12/2024 20:13

An toàn khu Định Hóa: Dấu ấn sau 77 mùa thu lịch sử

Mùa thu năm nay, an toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên) ghi dấu ấn 77 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Trung ương Đảng và Chính phủ chọn là nơi lập ATK .

Biến tiềm năng thành hiện thực

Gần 8 thập kỷ trôi qua, những địa danh như: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh đèo De, lán Tỉn Keo, lán Khuôn Tát, đồi Phong Tướng, đồi Khau Tý, cánh đồng Bản Soi… đến nay không chỉ là di tích lịch sử mà còn được khai thác để phát triển du lịch.

Số liệu thống kê cho thấy, Định Hóa hiện là địa phương có nhiều di tích lịch sử nhất của Thái Nguyên, với 183 điểm di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt (gồm 13 điểm di tích); 18 di tích Quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh.

Xác định rõ tầm quan trọng của Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, những năm qua, huyện đã cùng các cấp các, ngành luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích. Minh chứng là trên vùng đất cách mạng ATK Định Hóa ngày càng có nhiều công trình, di tích được xây dựng, tái tạo, bảo tồn.

Đường xóm sạch đẹp ở Định Hóa. Ảnh: Mạnh Hùng

Tính từ năm 2015 đến nay, Định Hóa đã phối hợp với các cấp, ngành để tôn tạo, bảo tồn trên 50 di tích. Để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách, từ đầu năm 2024, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa cũng đã thực hiện chỉnh trang, tu sửa, chống xuống cấp một số điểm di tích; đồng thời bổ sung nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên tại các điểm di tích…

Nhờ đó, theo dòng chảy thời gian, Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa ngày càng thu hút du khách trong, ngoài nước. Từ chỗ các di tích chỉ là tiềm năng, đến nay, mỗi năm Ban Quản lý Di tích đón tiếp hàng nghìn đoàn khách trong nước, quốc tế về thăm, khám phá và tổ chức các hoạt động tri ân.

ATK Định Hóa đang dần trở thành điểm đến du lịch bậc nhất của Thái Nguyên. Địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất là Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh đèo De và lán Tỉn Keo, tại xã Phú Đình (Định Hóa) - Nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 6/12/1953. Bên cạnh đó, còn các điểm di tích khác như: Lán Khuôn Tát, đồi Phong Tướng, xã Phú Đình; đồi Khau Tý, xã Điềm Mặc; nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh; cánh đồng Bản Soi, xã Đồng Thịnh, nơi diễn tập thực binh đánh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ…

Đặc biệt, hiện nay, tại ATK Định Hóa có hàng trăm di tích là nơi thành lập của các ngành, cơ quan, đơn vị. Vì thế, ATK Định Hóa được coi là nơi trở về cội nguồn của thế hệ trẻ hàng năm vào những dịp kỷ niệm thành lập đơn vị, ngành.

Theo Ban Quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa: Để phục vụ nhân dân, du khách tốt hơn, Ban Quản lý Khu di tích tích cực chuyển đổi số, như: Chỉ dẫn kết nối giao thông; số điện thoại liên lạc; số hóa một số tư liệu về di tích trên website của đơn vị…

Cùng nhau xây dựng nông thôn trù phú

Cùng với việc bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa còn nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cùng nhau xây dựng huyện ATK ngày càng giàu đẹp.

Lãnh đạo huyện Định Hóa cho biết, 8 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực: Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì và phát triển; giá trị sản xuất công nghiệp địa phương trong đạt 210 tỷ đồng, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm 2023; thương mại dịch vụ duy trì ổn định, không xảy ra đột biến giá cả hàng hóa thiết yếu… Đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn không ngừng được nâng lên.

Các đại biểu tham quan Hợp tác xã chè Phú Ninh. Ảnh: T.Tâm

Thu nhập bình quân năm 2023 khu vực nông thôn ước đạt trên 48 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện giảm còn 9,98%; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và khám bệnh cho người nghèo, đối tượng chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi theo chế độ bảo hiểm y tế; chính sách về an sinh xã hội thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đề ra…

Đáng chú ý, nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đến cuối năm 2023, Định Hóa đã hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Ngày 29/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới.

Trên cơ sở kết quả đạt được, lãnh đạo huyện Định Hóa cho biết, thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hoàn thành mục tiêu các chương trình, dự án, đề án về phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo phân kỳ thực hiện năm 2024; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn cây trồng chất lượng năng suất cao…; duy trì và phát triển các làng nghề chè, hợp tác xã sản xuất, chế biến chè, chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP…

Đối với công tác xây dựng nông thôn mới, huyện sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công tác xây dựng nông thôn mới, tập trung đối với 2 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao là Điềm Mặc và Tân Dương, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu là Kim Phượng, Phú Sơn và các xóm nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch năm 2024 đã đề ra…

Ngày 20/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cán bộ chủ chốt của Trung ương về làm việc tại đồi Khau Tý, xóm Điềm Mặc (nay là xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa) lãnh đạo kháng chiến. Tại nơi đây, nhiều quyết sách quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước, vận mệnh của dân tộc đã được ban hành. Đặc biệt, ngày 6/12/1953 tại lán Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Thái Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững