Rừng tràm ngập nước Trà Sư (An Giang) là nơi hiếm hoi còn lưu giữ sinh cảnh đầm lầy, trong đó nổi bật là cây tràm và thảm bèo xanh giăng kín mặt nước.
Tháng 11 là thời điểm cuối mùa nước nổi, mùa mưa đi qua và mùa khô lại bắt đầu, vẻ đẹp tự nhiên của rừng tràm ngập nước Trà Sư (thị xã Tịnh Biên, /chu-de/tinh-an-giang.topic) càng thêm quyến rũ.
This browser does not support the video element.
Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, rừng tràm nước ngập Trà Sư có 845 ha vùng lõi được bảo tồn và hơn 1.100 ha vùng đệm.
Tham quan cảnh đẹp và cảm nhận không gian yên tĩnh của rừng tràm ngập nước Trà Sư
Khu vực này hàng năm vào mùa nước nổi (còn gọi là mùa lũ, khoảng tháng 8 đến tháng 11), trực tiếp nhận nước lũ từ sông Mekong. Đến mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 của năm tiếp theo), do địa hình đặc trưng vốn có, vùng lõi của rừng tràm vẫn duy trì chế độ ngập. Nhờ đó, rừng tràm ngập nước Trà Sư sở hữu hệ sinh thái độc đáo với sinh cảnh đầm lầy, trong đó nổi bật nhất là cây tràm và thảm bèo xanh giăng kín mặt nước.
Vừa bước qua “cửa rừng” là cả một không gian bát ngát xanh chào đón
Không chỉ vậy, hệ động vật của rừng tràm cũng khá phong phú với ít nhất 70 loài chim được ghi nhận (có 2 loài được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam là chim Giang sen và chim Điên điển cổ rắn), 11 loài động vật có vú và 25 loài bò sát. Ngoài ra, rừng còn là nơi trú ngụ quanh năm của 10 loài cá bản địa và 13 loài cá di cư vào mùa lũ.
Men theo những con đường trên mặt nước, cảnh vật hoang sơ, lộng lẫy càng lúc càng mở ra
Trên thảm bèo xanh, nhiều loài chim dạn dĩ tìm thức ăn trước mặt du khách
Có ít nhất 70 loài chim được ghi nhận ở rừng tràm ngập nước Trà Sư. Trong ảnh: Đàn vịt trời hoang dã sống trong rừng
Chim Điên điển cổ rắn và chim Giang sen có tên trong sách đỏ Việt Nam cũng được ghi nhận tại rừng
Với vẻ đẹp tự nhiên đầy quyến rũ, rừng tràm ngập nước Trà Sư đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh An Giang và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long