Chủ nhật 22/12/2024 19:07

Ấn Độ với Chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa

Ấn Độ là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu chế tạo tên lửa với các chủng loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tiên tiến

CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP

Năm 1960, Ấn Độ bắt đầu triển khai chiến lược phát triển tên lửa kéo dài trong vòng 34 năm (1960-1994), với sản phẩm đầu tiên là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi. Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Ấn Độ (Defence Research and Development Organization - DRDO) chỉ đạo thực hiện và điều phối chiến lược này.

Chiến lược phát triển tên lửa của Ấn Độ được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1960-1980, tiến hành nắm bắt, tìm hiểu công nghệ và xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực cần thiết; đồng thời đạt được những kết quả nhất định trong chế tạo tên lửa phóng vệ tinh và áp dụng vào lĩnh vực tên lửa vũ khí. Giai đoạn 1981-1994, Ấn Độ chuyển từ nghiên cứu, thử nghiệm sang cấp độ cao hơn, có tính tổng thể và hoàn thiện hơn với mục tiêu chế tạo hệ thống tên lửa đáp ứng yêu cầu chiến đấu. Năm 1983, Ấn Độ quyết định thực hiện chương trình chế tạo tên lửa có điều khiển (IMGDP). Tuy gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, song chương trình vẫn được thực hiện thành công, thể hiện tiềm lực nghiên cứu và sản xuất quốc phòng của Ấn Độ. Với ngân sách 260 triệu USD và thời hạn 15 năm, chương trình đã tiến xa hơn so với dự kiến khi phát triển và chế tạo được 4 hệ thống tên lửa Prithvi, Akash, Trishur và Nag.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-V. Ảnh: Internet

Tiếp đó, trong giai đoạn từ 1995-2000, Ấn Độ chế tạo thành công và sản xuất loạt tên lửa đạn đạo đất đối không tầm trung (Prithvi và Agni) và đưa ngay vào trang bị cho Quân đội. Chương trình chuyển từ trình diễn công nghệ sang cải tiến, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu tác chiến thực tế. Đáng chú ý trong giai đoạn này, Chính phủ Ấn Độ đề ra mục tiêu phát triển các tên lửa đạn đạo chiến lược bao gồm cả loại tầm ngắn hơn và tầm xa hơn Agni-II và Agni-III; đồng thời, chế tạo tên lửa hành trình siêu âm (Brahmos) và phiên bản cho hải quân (Dhanush). Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Ấn Độ tiếp tục hoàn thiện các hệ thống tên lửa đạn đạo (nâng cao độ chính xác, ứng dụng các vật liệu mới và nhẹ hơn). Cùng với đó, ưu tiên Dự án chế tạo tên lửa Brahmos, nghiên cứu phát triển tên lửa có tốc độ siêu cao, phát triển các loại tên lửa “thông minh” gọn nhẹ, linh hoạt, trang bị tính năng tự dẫn tới mục tiêu đạt độ chính xác cao; hoàn thiện các lĩnh vực liên quan đến chế tạo và phát triển hệ thống tên lửa… Năm 2006, Ấn Độ triển khai chương trình phòng thủ chống tên lửa, sử dụng các hệ thống tên lửa đánh chặn phá hủy các tên lửa đạn đạo của đối phương.

Với ngân sách 260 triệu USD, Chương trình chế tạo tên lửa có điều khiển (IMGDP) của Ấn Độ đã nghiên cứu, sản xuất được 4 hệ thống tên lửa Prithvi, Akash, Trishur và Nag.

Để hiện thực hóa chương trình phát triển tên lửa, Ấn Độ tích cực hợp tác với các cường quốc trong lĩnh vực này (Mỹ, Liên Xô trước đây, Pháp và Đức) để học hỏi, nắm bắt công nghệ, sau đó áp dụng chế tạo tên lửa quân sự nội địa. Ấn Độ bắt tay chế tạo động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng và rắn, sử dụng vật liệu composite để chế tạo các bộ phận, đồng thời sản xuất các thiết bị điều khiển, dẫn đường, thiết bị phóng và trang - thiết bị thử nghiệm. Bên cạnh đó, tích cực hợp tác với Mỹ chế tạo tên lửa mang vệ tinh. Năm 1963, Ấn Độ cho phép Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) phóng tên lửa nghiên cứu không gian “sounding rocket” ngay tại lãnh thổ nước này. Đổi lại, Mỹ đồng ý giúp thiết kế, xây dựng trung tâm phóng tên lửa ở Thum-ba, đào tạo nhóm chuyên gia của Ấn Độ về lĩnh vực phóng tên lửa nghiên cứu không gian và hỗ trợ tiếp cận với loại tên lửa phóng vệ tinh cỡ nhỏ của Mỹ như Scout. Ấn Độ đặt vấn đề mua bản quyền sáng chế của NASA, tuy nhiên chỉ được cung cấp một số tài liệu kỹ thuật. Ấn Độ đã nghiên cứu chế tạo thành công tên lửa phóng vệ tinh SLV-3, sử dụng để phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Rohini vào năm 1980.

Ấn Độ phóng thử nghiệm tên lửa Akask-NG (tháng 7/2021). Ảnh: Internet

Mặt khác, Ấn Độ tiến hành mua công nghệ nước ngoài. Sau khi được Pháp cung cấp công nghệ chế tạo loại tên lửa phóng vệ tinh dùng động cơ nhiên liệu lỏng Viking, Ấn Độ đã chế tạo thành công tên lửa đạn đạo Prithvi. Trong đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Đức (DLR) hỗ trợ cung cấp các thiết bị trên không để trang bị trên các tên lửa nghiên cứu, xây dựng phương tiện, đào tạo chuyên gia… Trên cơ sở đó góp phần quan trọng giúp Ấn Độ nghiên cứu chế tạo thành công tên lửa phóng vệ tinh và áp dụng chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung Agni. Trong 12 năm (1963-1975), Ấn Độ đã cùng với các nước tiến hành hơn 350 cuộc phóng tên lửa để nghiên cứu, tiếp cận và nắm bắt được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phóng tên lửa.

SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

Tên lửa phòng không: Nổi bật là Akash được phát triển từ đầu những năm 1990, là sản phẩm hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu và Thực nghiệm quốc phòng Ấn Độ và Công ty Bharat Electronics Limited. Đây là hệ thống phòng không tầm trung để bảo vệ khu vực với khả năng tiêu diệt đa mục tiêu và đa hướng; có thể bảo vệ đồng thời nhiều mục tiêu bằng phương thức tác chiến tự động hoàn toàn; thời gian phản ứng ngắn. Đáng chú ý nó sử dụng nhiên liệu đẩy công suất lớn dựa trên động cơ đẩy phản lực đối với giai đoạn duy trì và radar mạng pha đa chức năng Rajendra để tạo thành một bộ phận của Trung tâm kiểm soát trận địa, có thể thực hiện giám sát, theo dõi mục tiêu, tìm kiếm, dẫn hướng và kiểm soát bệ phóng; tầm chặn thu hồi tối đa 25km; trọng lượng đầu đạn 55kg. Còn Astra là hệ tên lửa không đối không cự ly ngoài tầm nhìn BVRAAM, được trang bị đầu dẫn radar chủ động với cự ly bám mục tiêu tới 15km; sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, tốc độ tối đa 1,2 - 1,4 Mach; có khả năng tác chiến với mục tiêu ở cự ly 80-120km.

Tổ hợp tên lửa Brahmos trong một cuộc duyệt binh của Ấn Độ. Ảnh: Internet

Tên lửa hành trình: Năm 1995, Ấn Độ hợp tác với Nga phát triển và sản xuất hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos tại Ấn Độ. Đây được coi là một trong những sản phẩm điển hình cho kết quả hợp tác nghiên cứu quốc phòng giữa 2 nước. Brahmos có ưu điểm là tốc độ cao (vận tốc bay từ 2,8 - 3 lần tốc độ âm thanh), lực tác động mạnh gấp 3,5 lần tên lửa Tomahawk của Mỹ khi chạm mục tiêu; bay xa hơn các loại tên lửa khác có cùng kích cỡ đốt bằng nhiên liệu thông thường; có thể phóng được từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay (như Su-30MK) và từ các bệ phóng mặt đất; mang theo đầu đạn hạt nhân trọng lượng từ 200-300kg; được phóng thẳng đứng hoặc nghiêng. Ngoài ra, nó còn có thể bay một vòng 3600 và bay hình chữ S; tấn công mục tiêu trên mặt nước với độ cao dưới 10m; tầm hoạt động tối đa 290km; động cơ hoạt động chia làm 2 giai đoạn, gồm đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt vận tốc siêu thanh, sau đó chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó suốt hành trình.

Tháng 6/2019, Ấn Độ thử nghiệm và nâng cấp tăng tầm bắn cho Brahmos với hệ thống dẫn đường mới. Phiên bản nâng cấp này được đánh giá không chỉ đạt tầm bắn xa hơn, mà còn cải thiện khả năng tấn công đa mục tiêu trong môi trường đối kháng điện tử mạnh. Cùng với đó, Ấn Độ đang thực thi kế hoạch phát triển Brahmos thành vũ khí siêu vượt âm có tốc độ bay vượt 5 Mach. Cả Nga và Ấn Độ đều đồng ý xuất khẩu các biến thể của Brahmos sang nước thứ ba, với giá thành chuyển giao mỗi tổ hợp khoảng 3 triệu USD. Giới chuyên gia đánh giá, tên lửa Brahmos thích hợp với các nước đang sở hữu máy bay chiến đấu Su-30 thực hiện nhiệm vụ đối hải, đối đất. Ngoài ra, dòng tên lửa liên doanh Ấn - Nga này còn có thể dễ dàng tích hợp vào các dòng tên lửa bờ đối hải. Ấn Độ còn có tên lửa hành trình tầm trung Nibhay, được phát triển từ năm 2007, tầm phóng 1.000km, trọng lượng đầu đạn 1.000kg, tốc độ 0,7 Mach; được trang bị tính năng chống radar.

Tên lửa đạn đạo: Đáng chú ý trong dòng này là tên lửa đạn đạo tầm trung Agni III sử dụng nhiên liệu rắn cho cả 2 tầng, đầu đạn nặng 15 tấn, tầm phóng 3.000- 4.000km; tên lửa Agni IV sử dụng nhiên liệu rắn cho cả 2 tầng, tầm bắn 2.500- 3.500km, đầu đạn nặng 1 tấn, được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại như con quay laser vòng và động cơ tên lửa composite, dài 20m, trọng lượng 17 tấn, có thể phóng từ các bệ phóng di động. Trong khi đó Agni V là tên lửa liên lục địa, sử dụng nhiên liệu rắn, có 3 tầng, tầm hoạt động 5.000km, dài 17,5m, nặng 49 tấn, tác chiến linh hoạt và triển khai nhanh chóng ở mọi địa hình; Agni VI là tên lửa 3 tầng xuyên lục địa, có thể phóng từ tàu ngầm hoặc trên đất liền, tầm hoạt động từ 8.000-10.000km, mang được nhiều đầu đạn khác nhau.

Nổi bật trong hệ thống này còn có tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi, dùng động cơ loại một tầng sử dụng nhiên liệu lỏng, có 3 phiên bản: Prithvi I là loại tên lửa đất đối đất, có tầm phóng 150km, trọng lượng đầu đạn 1.000kg; Prithvi II là loại tên lửa chế tạo cho Lực lượng Không quân, có tầm bắn 250km, trọng lượng đầu đạn từ 500 -700 kg; ngoài ra còn bao gồm cả loại tên lửa có tầm phóng 350km đã được đưa vào trang bị cho Lục quân Ấn Độ; Prithvi III là loại tên lửa chế tạo cho Hải quân, gồm tên lửa Dhanush có tầm bắn 350km trang bị cho tàu chiến, tên lửa Sagarika có tầm phóng đạt tới 1.000km trang bị cho tàu ngầm…

Có thể thấy, Ấn Độ hiện có khả năng tự sản xuất hầu hết vũ khí, trang bị của các quân, binh chủng, trong đó có nhiều loại vũ khí công nghệ cao hiện đại, tối tân. Ấn Độ chú trọng phát triển các chương trình tên lửa hạt nhân, qua đó mở ra những cơ hội hợp tác mới về kỹ thuật, đào tạo, chuyển giao công nghệ quân sự giữa nước này và các nước khác trong thời gian tới.

Theo tapchi.vdi.org.vn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Quốc phòng

Tin cùng chuyên mục

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ