Thứ năm 19/12/2024 13:21

Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam

Ấn Độ thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, ngày 30/9/2024, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, vụ việc được khởi xướng trên cơ sở hồ sơ đề nghị của ngành sản xuất nội địa Ấn Độ, đại diện là Hiệp hội các nhà sản xuất hợp chất và masterbatch Ấn Độ và Hiệp hội các nhà sản xuất Masterbatch Ấn Độ.

Sản phẩm bị điều tra là Calcium Carbonate Filler Masterbatch t(huộc mã HS: 38249900). Ảnh minh họa

Sản phẩm bị điều tra: Calcium Carbonate Filler Masterbatch thuộc mã HS: 38249900 (mã HS chỉ có tính chất tham khảo, xin xem mô tả chi tiết sản phẩm trong thông báo gửi kèm theo dưới đây).

Nguyên đơn cáo buộc sản phẩm bị điều tra nhập khẩu vào Ấn Độ với khối lượng đáng kể, bị bán phá giá, và là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Ấn Độ.

Hiện tại, nguyên đơn chưa đề xuất các mã kiểm soát sản phẩm (PCN), Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) khuyến nghị các bên quan tâm gửi bình luận, lập luận, đề xuất PCN trong vòng 30 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra. Mã PCN là cơ sở phân loại thành các nhóm sản phẩm trong quá trình tính toán biên độ phá giá.

Để kịp thời ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra: Nghiên cứu kĩ thông báo khởi xướng, đơn kiện bản công khai, gửi ý kiến bình luận về vụ việc (nếu có). Nghiên cứu, rà soát sản phẩm và gửi đề xuất PCN sử dụng trong quá trình điều tra, bình luận về các đề xuất PCN của nguyên đơn (nếu có).

Đồng thời, hợp tác đầy đủ và toàn diện với cơ quan điều tra để tránh bị kết luận không hợp tác (thường dẫn tới mức thuế rất cao), đề nghị cơ quan điều tra cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp (bản câu hỏi điều tra, các kết luận điều tra, phương pháp tính biên độ phá giá). Giữ liên lạc, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Thông báo xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công