Thứ hai 23/12/2024 20:43

Amazon – sân chơi không chỉ của các "ông lớn"

Sự thành công của một số doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam trên trang thương mại điện tử Amazon Global Selling (Amazon) đã khẳng định Amazon không chỉ là sân chơi của các "ông lớn" mà các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có khả năng tham gia.    

Doanh số tăng nhanh

Chia sẻ về câu chuyện của mình, chị Nguyễn Xuân Chiêu Hân - CEO, đồng sáng lập Andre Gift Shop cho hay: Năm 2013, Andre Gift Shop đã tìm thấy cơ hội đưa sản phẩm ra toàn thế giới với Amazon. Mặc dù thời điểm này, thương mại điện tử (TMĐT) chưa thật sự bùng nổ tại Việt Nam nhưng Amazon đã là cái tên được cả thế giới biết đến. Chỉ sau một thời gian ngắn, Andre Gift Shop đã phát triển mạnh, mở rộng quy mô sản xuất lên đến 300 m2 với 35 nhân viên. Hiện doanh số từ Amazon chiếm 50% trong bán hàng trực tuyến của công ty. “Nước ngoài là thị trường tiềm năng của sản phẩm thủ công “made in Vietnam” nên Andre Gift Shop đã tập trung mở rộng bán hàng trên Amazon thay vì các trang TMĐT trong nước”, chị Hân nói.

Các doanh nghiệp nhỏ tăng doanh thu bán hàng nhờ Amazon

Cũng là một trong những doanh nghiệp thủ công “handmade” thành danh trên Amazon, chỉ sau một năm lên sàn Amazon, doanh thu của Ecomstone đã tăng hơn 150%. Hiện 90% doanh thu của công ty đến từ kênh này. Anh Tony Triệu - Chủ của Ecomstone nói về chặng đường đến với Amazon: Trước khi gây dựng Ecomstone – công ty chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm thủ công “handmade”, anh từng có thời gian nhập hàng thủ công từ Trung Quốc về bán nhưng không bền do trục trặc về nguồn hàng, giấy tờ thủ tục phức tạp.

Vốn từng có thời gian kinh doanh online trên kênh TMĐT, anh đã nảy ra ý tưởng bán hàng xuyên biên giới dựa trên kênh này và anh đã chọn Amazon. Dù thời điểm ban đầu có quá nhiều khó khăn khi doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, non kinh nghiệm, thiếu kiến thức về thị trường quốc tế, rào cản ngôn ngữ... Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm, kiên trì học hỏi, Ecomstone dần khẳng định được uy tín với người tiêu dùng và đứng vững trên Amazon.

Công cụ hỗ trợ hiệu quả

Ecomstone và Andre Gift Shop là 2 trong số các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam thành công trên Amazon. Với lượng khách hàng khổng lồ, Amazon không chỉ là mảnh đất màu mỡ mà còn là cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường thế giới.

Theo phản hồi của các doanh nghiệp, sức hút của Amazon không chỉ đến từ lượng khách hàng tiềm năng mà còn đến từ dịch vụ hoàn thiện đơn hàng (FBA) khá hoàn hảo, giúp doanh nghiệp đơn giản hoá rất nhiều khâu trong việc bán hàng. Không chỉ đảm nhận việc đóng gói, vận chuyển các đơn hàng, đối soát, nhận và tổng hợp tiền thanh toán từ khách hàng… FBA còn hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu, marketing, chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp chỉ tập trung phát triển sản phẩm tốt nhất.

Được biết, Amazon hiện có hơn 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên thế giới, giúp hỗ trợ người bán vận chuyển sản phẩm đến người mua tại 185 quốc gia và khu vực. Đó là lý do Amazon có thể giúp người bán ở nhiều quốc gia xuất khẩu sản phẩm xuyên biên giới một cách hiệu quả.

Tại Lễ công bố kế hoạch hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Amazon Global Selling, ông Bernard Tay - Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á (Amazon) từng cho hay: Amazon nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn ở thị trường Việt Nam, nhất là tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam nổi tiếng với năng lực sản xuất hàng đầu, khi kết hợp với nguồn lực từ khắp thế giới của Amazon sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Ông Trần Xuân Thủy – Đại diện Amazon Việt Nam cũng cho biết: Amazon là giải pháp tốt cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu bằng chính thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, việc làm thương hiệu theo cách truyền thống quá khó khăn do đòi hỏi nguồn đầu tư lớn cho marketing, chuỗi phân phối nên cách đơn giản nhất là dùng TMĐT.

“Chúng tôi sẽ lấy kinh nghiệm từ mô hình đào tạo thành công ở quốc gia khác xây dựng modun đào tạo phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao kỹ năng cho mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh trên TMĐT. Và chúng tôi rất kỳ vọng vào sự thành công tại Việt Nam”, ông Thủy nói.

Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?