Thứ ba 31/12/2024 00:11

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.

Đưa ra luận điệu xuyên tạc nhằm "dắt mũi dư luận"

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định mua bán điện trực tiếp giữa các đơn vị phát điện với khách hàng (DPPA) và Dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt mái nhà dân, công sở, khu công nghiệp. Tại dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Bộ Công Thương giữ đề xuất mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng.

Trước đề xuất trên, nhiều luận điệu cho rằng việc này sẽ không khuyến khích được người dân, doanh nghiệp phát triển điện mặt trời mái nhà vì họ không có lợi ích, rồi đề xuất mâu thuẫn với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Chính phủ phê duyệt…Tất cả những quan điểm trên đều là phiến diện, chưa hiểu bản chất sâu xa của vấn đề, đặc biệt về yếu tố vận hành hệ thống điện và mặt kỹ thuật.

Thậm chí, các trang mạng phản động như Việt Tân, BBC còn đưa ra luận điệu xảo trá, xuyên tạc và quy chụp cho rằng mục đích là “muốn dân thiếu, không đủ điện” để “kiếm tiền”…. Từ những thông tin một chiều và quy chụp ấy, nhiều người đã bị “dắt mũi” theo những suy luận xuyên tạc, bóp méo sự thật.

Trước hết, phải khẳng định rằng, đề xuất mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng của Bộ Công Thương là hoàn toàn phụ hợp với thực tiễn vận hành hệ thống điện hiện nay và định hướng quy hoạch, phát triển của ngành điện trong tương lai.

Cụ thể, theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 đã quy định về định hướng phát triển nguồn điện và phương án phát triển nguồn điện. Theo đó, có nội dung nêu rõ “ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia)”. Cần nhớ rõ, trong Quy hoạch điện VIII đã nhắc đến việc “không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia”. Bởi vậy, suy luận mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng mâu thuẫn với Quy hoạch điện VIII là chụp mũ, cố tình xuyên tạc sự thật.

Thứ hai, cần thấy rằng, ở đây việc phát triển điện mặt trời mái nhà đang gắn với mục đích tự sản, tự tiêu và đề xuất trên hoàn toàn dựa trên việc đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp khi tham gia. Theo đó, chính sách giá 0 đồng chỉ áp dụng với sản lượng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu dư thừa phát lên lưới điện quốc gia. Sở dĩ như vậy bởi nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, đồng thời góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.

Bởi, nếu như cho phép nối lưới không giới hạn công suất, thì công tác vận hành lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ cao mất an toàn hệ thống điện quốc gia ở mức rất cao. Vì sao lại vậy? Trước hết, đó là vấn đề ảnh hưởng của điện mặt trời tới công suất điện. Do nguồn điện này phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, nên sẽ chỉ có tác dụng vào những giờ có ánh nắng. Do đó, để ổn định nguồn cung cấp điện, sẽ phải đầu tư các nguồn lưu trữ phù hợp. Đặc biệt, những thời điểm có bức xạ cao có thể sẽ dẫn tới dư thừa nguồn điện, phải cắt giảm công suất phát điện.

Yếu tố thứ hai đến từ tính phân tán ở quy mô nhỏ và rất nhỏ của điện mặt trời. Tuy có nhiều lợi thế, nhưng điều này làm khả năng thu thập dữ liệu, điều khiển phục vụ công tác vận hành hệ thống điện rất khó khăn. Yếu tố cuối cùng là chi phí cân bằng công suất của hệ thống điện do điện mặt trời gây ra, để đáp ứng tính bất định của nguồn điện nay. Đơn vị điều độ sẽ phải trả chi phí không nhỏ để duy trì một lượng điện ở trạng thái chờ hoặc công suất thấp liên tục trong các giờ có điện mặt trời.

Vì thế, nếu phát triển điện mặt trời không ở mức sẵn sàng tiêu thụ tại phụ tải và ồ ạt với quy mô lớn, hoặc phát điện vào hệ thống sẽ ảnh hưởng lớn đến cân bằng cung – cầu của hệ thống điện, gây ra những phí tổn không cần thiết. Tất cả những yếu tố trên có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống điện và tác động tiêu cực lên cả ngành điện nếu không được xem xét một cách thấu đáo. Ở đây, rõ ràng Bộ Công Thương đã tính toán kỹ và lường trước được những hệ lụy sẽ xảy ra và đưa ra đề xuất trên.

Như vậy có thể thấy, việc cho rằng đề xuất “muốn dân thiếu, không đủ điện” để “kiếm tiền” chỉ là những luận điệu xảo trá, xuyên tạc. Các thế lực thù địch đã lợi dụng dư luận để thực hiện mục đích chống phá, chứ hoàn toàn không hề nhắc đến những mặt sẽ làm được của đề xuất chính sách.

Ai mới thực sự là người được lợi?

Phân tích thêm về lý do đề xuất mua điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu dư thừa giá 0 đồng, phải khẳng định rằng, việc này là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn hiện tượng trục lợi chính sách. Lý do vì sao lại như vậy?

Đầu tiên, khi phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu thì cá nhân, tổ chức nhận được rất nhiều ưu đãi như: Miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực; công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật; ưu tiên giải quyết các hồ sơ, thủ tục… Trong khi, nếu phát triển điện mặt trời mái nhà không phải tự sản, tự tiêu mà kinh doanh, mua bán thì phải đáp ứng các quy định Luật Quy hoạch, Luật Điện lực, Luật Xây dựng… và một số quy định pháp luật chuyên ngành khác.

Như thế, rõ ràng nếu phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách… lại được hưởng “lợi kép” - được phép bán điện thì chắc chắn sẽ dẫn đến trạng thái trục lợi chính sách. Người dân, tổ chức sẽ đổ xô đi làm điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu với tâm lý "dùng không hết ta bán, đằng nào chẳng được lợi đôi đường" và hệ lụy là dẫn đến việc phát triển tràn lan bất chấp các quy định pháp luật.

Đề xuất chính sách mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng sẽ ngăn chặn được tình trạng hợp thức hóa cho sai phạm. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, tình trạng này đã từng xảy ra khi trước đó đã ghi nhận ở một số địa phương, nhiều dự án điện mặt trời có công suất lớn được đầu tư trên đất nông, lâm nghiệp dưới mô hình trang trại, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng vẫn được hưởng cơ chế khuyến khích đầu tư. Thậm chí có những cá nhân, tổ chức còn chấp nhận rủi ro và bỏ hàng tỷ đồng vào đầu tư với mục đích kiếm lời. Và như vậy, nếu đề xuất chính sách mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng được chấp thuận và đi vào thực thi, chắc chắn chủ đầu tư những dự án vi phạm này sẽ bị “đụng chạm” về lợi ích. Đến đây, dễ hiểu là họ có muốn ủng hộ đề xuất trên của Bộ Công Thương hay không?

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu các tổ chức, cá nhân muốn thu lợi nhuận từ điện mặt trời thì khi thực hiện dự án cần đáp ứng các quy định pháp luật liên quan và khi đó mục đích ban đầu không còn là tự sản, tự tiêu. Còn nếu đã được hưởng chính sách ưu đãi khi phát triển điện mái nhà tự sản tự tiêu, thì không thể yêu cầu được “lợi kép” và đổ dồn áp lực lên ngành điện và Bộ Công Thương. Vấn đề rất rõ ràng, nhưng không ít người cố tình không hiểu hoặc có chăng đó chính là một nhóm lợi ích đang cố gắng lèo lái dư luận để “đánh bùn sang ao”, mục đích là để tìm cơ hội hợp thức hóa sai phạm và tiếp tục trục lợi từ chính sách.

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc đề xuất chính sách mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng không chỉ làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, tăng cường khả năng vận hành an toàn cung cấp điện cho lưới điện còn chặn đứng lối tư duy bất chấp quy định pháp luật để phát triển ồ ạt điện mặt trời mái nhà "đội lốt" tự sản, tự tiêu để trục lợi chính sách và tình trạng hợp thức hóa cho sai phạm.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Tin cùng chuyên mục

Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa 'nổ' trên mạng?

Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện

Cung cấp số liệu phục vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?

Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương

Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai