Chủ tịch ADB - ông Takehiko Nakao đánh giá, châu Á và Thái Bình Dương đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế trong một nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn những chương trình nghị sự phát triển chưa hoàn thành. Trong chiến lược 2030 của mình, ADB sẽ kết hợp tài chính, tri thức và quan hệ đối tác để duy trì nỗ lực xóa bỏ tình trạng nghèo khổ cùng cực và mở rộng tầm nhìn hướng tới một khu vực châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững.
Trong chiến lược phát triển, ADB đã có nhiều hợp tác tài trợ vốn cho các dự án phát triển ở Việt Nam Ảnh: Chủ tịch ADB Takehiko Nakao |
Theo đó, ADB sẽ tăng cường cách tiếp cận tập trung vào quốc gia, thúc đẩy sử dụng các công nghệ sáng tạo, đưa ra những hoạt động can thiệp toàn diện kết hợp chuyên môn trong nhiều lĩnh vực và chủ đề, thông qua sự kết hợp các hoạt động của khu vực nhà nước và tư nhân. Đồng thời tiếp tục ưu tiên hỗ trợ cho các quốc gia nghèo nhất và dễ tổn thương nhất của khu vực. Áp dụng những cách tiếp cận khác biệt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhóm quốc gia khác nhau, bao gồm những quốc gia trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi xung đột và dễ đổ vỡ, các quốc đảo nhỏ đang phát triển, các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp và trung bình cao. ADB cũng sẽ ưu tiên hỗ trợ các khu vực đang bị tụt hậu, các vùng nghèo khổ còn tồn tại và dễ đổ vỡ.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng xanh, bền vững, bao trùm và thích ứng, vẫn sẽ là một ưu tiên chủ chốt. Đồng thời, ADB cũng sẽ mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế và an sinh xã hội.
Các hỗ trợ của ADB trong chiến lược 2030 sẽ tập trung vào 07 hoạt động ưu tiên, bao gồm: Giải quyết tình trạng nghèo khổ còn tồn tại và giảm bất bình đẳng; Thúc đẩy tiến bộ trong bình đẳng giới; Khắc phục biến đổi khí hậu, xây dựng khả năng thích ứng trước khí hậu và thiên tai, và tăng cường tính bền vững về môi trường; Giúp các thành phố trở nên đáng sống hơn; Thúc đẩy phát triển nông thôn và an ninh lương thực; Tăng cường quản trị nhà nước và năng lực thể chế; Thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực.
ADB hỗ trợ xây dựng thành phố xanh và thích ứng Ngày 6/7/2018, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ủy ban Nhân dân các tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên-Huế đã ký kết ... |
ADB sẽ tiếp tục tham gia vào hệ sinh thái đổi mới kinh doanh của Việt Nam Đó là cam kết của Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Takehiko Nakao trong buổi thăm và làm việc với Vườn ... |
Ít nhất 75% các hoạt động đã cam kết của ADB (tính theo trung bình chu trình 3 năm, gồm cả các hoạt động có và không có bảo lãnh của chính phủ) sẽ thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tài trợ khí hậu từ nguồn riêng của ADB sẽ đạt tới 80 tỷ USD trong giai đoạn từ 2019 tới 2030.
ADB đặt mục tiêu gia tăng đáng kể nguồn lực đồng tài trợ trong dài hạn tới năm 2030, với mỗi 1 USD tài trợ cho các hoạt động ở khu vực tư nhân sẽ đi đôi với 2,50 USD đồng tài trợ trong dài hạn. Phối hợp chặt chẽ với các quốc gia thành viên của ADB đang phát triển để xây dựng những sản phẩm và dịch vụ tri thức phù hợp nhất. Chủ động tham gia hoạt động nghiên cứu, cung cấp tư vấn chính sách có chất lượng cao, tăng cường năng lực thể chế của các quốc gia, mở rộng các quan hệ đối tác tri thức.
ADB sẽ theo đuổi việc hiện đại hóa toàn diện các quy trình hoạt động thông qua áp dụng thế mạnh của công nghệ hiện có. Mở rộng các sản phẩm và công cụ của mình, tăng cường nguồn nhân lực, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Cam kết đa dạng hóa lực lượng lao động, gồm cả thúc đẩy cân bằng giới và một môi trường làm việc tôn trọng dành cho mọi người. Thiết lập cách tiếp cận “Một ADB”, gắn kết tri thức và chuyên môn trong toàn bộ tổ chức. Hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình thiết kế, thực hiện và giám sát các dự án...