Thứ sáu 08/11/2024 21:28

ADB giúp phát triển du lịch đồng đều các đô thị loại II

Ngày 10/12/2018, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay trị giá 45 triệu USD giúp Việt Nam chuyển đổi các thành phố đô thị loại hai thành các điểm đến du lịch có tính cạnh tranh và phát triển đồng đều hơn về kinh tế.   

Khoản cho vay này nằm trong khuôn khổ Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện Khu vực Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) giai đoạn 2, sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị thích ứng biến đổi khí hậu giúp gia tăng lượng du khách và hoạt động đầu tư các dịch vụ du lịch tại các tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Dự án cũng sẽ phát triển không gian đô thị xanh và bãi biển công cộng các tỉnh này, nơi được kỳ vọng mang lại lợi ích cho khoảng 168.000 người dân và hơn 8 triệu du khách mỗi năm.

Một góc thành phố Huế. Ảnh minh họa

Ông Steven Schipani - Trưởng Ban Quản lý dự án, Cơ quan Đại diện thường trú của ADB tại Việt Nam - nhận định: “Du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam, song hầu hết sự tăng trưởng này và lợi ích kinh tế - xã hội tương ứng đều tập trung ở một số ít điểm đến là cửa ngõ quốc gia. Để thúc đẩy tăng trưởng đồng đều và bền vững hơn, điều quan trọng đối với Việt Nam là phải gia tăng đầu tư của nhà nước và tư nhân cho các thành phố đô thị loại II”.

Dự án sẽ cải tạo 31 km đường nông thôn - thành thị và 13 bến thuyền phục vụ hành khách để giúp người dân và khách du lịch tiếp cận thuận lợi các địa danh văn hóa, lịch sử ở tất cả các tỉnh tham gia dự án. Để giúp đô thị thành phố Cửa Lò - Nghệ An thu hút thêm du khách với tiềm năng chi tiêu cao hơn trong suốt cả năm, cũng như tăng khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, dự án sẽ cải tạo kè biển dài 5,5 km và thoát nước dọc đường đi dạo ven biển, cải thiện các khu vực giải trí công cộng, mở rộng không gian chợ cho những người bán hàng ở địa phương. Các bãi biển Cửa Việt và Cửa Tùng tại Quảng Trị cũng sẽ được hưởng lợi từ những hoạt động đầu tư tương tự.

Thông qua đào tạo tập huấn, các chương trình chứng nhận và cơ chế khuyến khích về chính sách của dự án cũng sẽ giúp bảo đảm rằng việc quản lý du lịch tại các khu vực dự án đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Thiết kế dự án tích hợp đã lồng ghép các bài học kinh nghiệm từ hơn 15 năm hỗ trợ phát triển du lịch đồng đều và bền vững tại các đô thị loại II của ADB tại Việt Nam./.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội

Cần Thơ: Đánh thức tiềm năng du lịch từ ‘Tinh hoa miền sông nước’

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch