Thứ sáu 15/11/2024 12:20

ABB hỗ trợ tổ hợp nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất Đông Nam Á

ABB đã cung cấp hệ thống Trạm Hợp Bộ Skid 6.3MVA (Secondary Skid Units) cho dự án điện mặt trời nổi trên hồ Gia Hoét và Tầm Bó, tổ hợp nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất khu vực.

Trong bối cảnh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, nhu cầu ngày càng gia tăng về năng lượng đang thúc đẩy sự dịch chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo. Với mức tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện được dự báo khoảng 10% hàng năm, Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc trong việc đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và bắt đầu tận dụng những lợi ích mà điện mặt trời mang lại.

ABB đã cung cấp hệ thống Trạm Hợp Bộ Skid 6.3MVA (Secondary Skid Units) cho dự án điện mặt trời nổi trên hồ Gia Hoét và Tầm Bó

Công suất vận hành điện mặt trời của Việt Nam tăng nhanh chóng và đạt khoảng 19,4k KWp vào cuối năm 2020, vượt xa mục tiêu sản xuất điện mặt trời trong 5 năm (2020 - 2025) đặt ra trong Quy hoạch Điện VII sửa đổi. Theo đó, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và trở thành thị trường năng lượng mặt trời lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Trong những năm tới, khi Chính phủ tiếp tục khuyến khích việc phát triển điện mặt trời với mục tiêu tăng công suất lên đến 12,000 MW năm 2030 (chiếm 3.3% tổng sản lượng điện của quốc gia), điện mặt trời nổi sẽ là một trong những nguồn năng lượng quan trọng.

Cụ thể hóa mục tiêu, dự án tổ hợp điện mặt trời Gia Hoét 1 và Tầm Bó bao gồm hai nhà máy điện mặt trời tại xã Quảng Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trong đó, diện tích mặt nước của hồ Gia Hoét là 40 ha và hồ Tầm Bó là 41 ha. Được đầu tư và thi công bởi Tập đoàn TOJI với tổng công suất 70 MWp, đây là tổ hợp điện mặt trời nổi lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, đơn hàng bao gồm 10 Trạm Hợp Bộ Skid (SSU) được giao cho ABB để đảm bảo kế hoạch đưa nhà máy vào vận hành thương mại trong tháng 12 năm 2020 và đáp ứng yêu cầu thời gian hiệu lực của chính sách giá điện mặt trời (FIT2) năm 2020.

Trạm hợp bộ Skid (SSU) của ABB là một giải pháp trạm nâng/hạ áp trọn bộ và sẵn sàng vận hành khi cắm điện (plug-and-play) được thiết kế để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nhà máy năng lượng mặt trời. SSU kết nối nhiều bộ biến tần 800V với một máy biến áp 6,3 MVA duy nhất, nhằm giảm số lượng máy biến áp cũng như khối lượng công việc lắp đặt. Tất cả các thiết bị đều được thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC trước khi xuất xưởng nhà máy, để đáp ứng mức tải cao trong quá trình vận hành của nhà máy năng lượng mặt trời.

Toàn bộ thiết bị được thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm tại nhà máy của ABB tại Việt Nam trước khi chuyển đến đến khách hàng và giúp quá trình lắp đặt và vận hành thử diễn ra nhanh chóng đáp ứng tiến độ gấp rút của dự án.

Đối với tổ hợp nhà máy điện mặt trời Gia Hoét 1 và Tầm Bó, các trạm được phát triển theo tiêu chuẩn đặc thù phù hợp, được trang bị thiết bị đóng cắt 22 kV SafePlus với rơ le bảo vệ dòng Relion® 605, máy biến áp phân phối 63MVA, thiết bị đóng cắt hạ thế 800V LVS được trang bị bộ ngắt mạch không khí Emax 2 và bộ ngắt mạch vỏ đúc Tmax T, và kết nối với hệ thống SCADA.

Bên cạnh đó, SSU có giải công suất rộng từ 1000KVA đến 6800KVA phù hợp với yêu cầu của khách hàng, giải điện áp phù hợp với tất cả các dòng biến tần đang có trên thị trường. Với tất cả các thiết bị được sản xuất và kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế IEC và một số thiết bị đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật địa phương do Tập đoàn Điện lực Việt Nam quy định như tủ trung thế SafePlus, SSU của ABB đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người xung quanh. Với thiết kế thông minh và tối ưu của trạm giúp cho việc vận chuyển, lắp đặt dễ dàng, và đồng thời tối ưu khả năng làm mát tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng máy biến áp. Bên cạnh đó, thiết kế đặc biệt của tủ hạ thế cũng cho phép kết nối trực tiếp 44 đầu vào, giúp khách hàng tối ưu hóa việc lắp đặt các tủ gom, tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư.

Ông Hồ Minh Tiến, Tổng giám đốc Tập đoàn TOJI chia sẻ: Dự án yêu cầu tiến độ rất gấp rút để kịp đóng điện trước 31.12.2020 theo quy định của FIT2, vì vậy, thời gian giao hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Với nhà máy sản xuất ngay tại Việt Nam, ABB đã cung cấp các thiết bị tại công trình đúng với tiến độ, từ đó rút ngắn thời gian thực hiện dự án này. Bên cạnh đó, giải pháp trọn bộ SSU giúp chúng tôi giảm thiểu thời gian lắp đặt, tránh các rủi ro tại công trường và tiết kiệm chi phí đầu tư và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn.

ABB cũng hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ sản xuất và giúp TOJI nhận bàn giao thiết bị tại công trường sớm hơn cam kết ban đầu một tuần. “Sự hỗ trợ của ABB cũng rút ngắn đáng kể thời gian đưa dự án vào hoạt động và giúp chúng tôi tạo ra lợi nhuận sớm nhất có thể”, ông Tiến thông tin thêm.

Ông Đoàn Văn Hiển- Phó Tổng giám đốc Ban Công nghệ Điện của ABB Việt Nam cho biết. ABB và TOJI đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài và chặt chẽ trong lĩnh vực điện mặt trời tại Việt Nam. ABB mong muốn mở rộng hợp tác với TOJI ở các dự án khác trong tương lai, cũng như hỗ trợ các nhà phát triển khác trong việc đẩy nhanh tiến độ thực thi dự án, góp phần thúc đẩy tiến trình tăng trưởng xanh của Việt Nam.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao