500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam: Khối ngân hàng chiếm vị thế “áp đảo”

Trong công bố Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500) giai đoạn 2021-2022, khối ngân hàng vẫn chiếm vị thế “áp đảo”.
500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam: Chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đóng góp lớn Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam gọi tên TNCons Vietnam

Sáng 31/8, Viện Chiến lược phát triển (VIDS), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Konrad-Adenaeur-Stiftung Vietnam (KAS) công bố Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500) trong giai đoạn 2021-2022.

Ngân hàng, bảo hiểm vẫn chiếm vị thế “áp đảo”

Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam cho thấy, tại thời điểm 31/12/2021, Việt Nam có 694,2 ngàn doanh nghiệp tư nhân trong nước (VPE), chiếm 96,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút 58,1% số lao động, chiếm 59,3% tài sản và tạo ra 57,8% doanh thu thuần của khối doanh nghiệp.

So sánh giữa hai năm Covid-19 và một năm trước đó, có biến động khá lớn về số doanh nghiệp ra vào trong danh sách VPE500. Năm 2020, có tới 97/500 doanh nghiệp (19,4%) đã không còn trong xếp hạng VPE500 của năm 2019. Những doanh nghiệp này tập trung vào nhóm ngành mà bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID-19 như bất động sản và xây dựng (23/89), thương mại (15/73), dệt may (7/32), chế biến thực phẩm (9/70). Chỉ có một số ít ngành vẫn giữ được số lượng thuộc VPE500 là những ngành được đánh giá là hưởng lợi trong COVID-19 như thông tin truyền thông, bưu chính, sản xuất và phân phối điện.

Đến năm 2021, tiếp tục có tới 61 doanh nghiệp nữa rời khỏi danh mục, nâng tổng số rời đi sau hai năm lên tới 158, tương đương 31,6%, và vẫn tập trung vào các nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng ở trên.

Bên cạnh đó, ngay cả với các doanh nghiệp vẫn còn duy trì trong bảng xếp hạng, thứ hạng của các doanh nghiệp này cũng giảm đi nhanh chóng, tỷ lệ giảm trên 50 bậc là trên 60%. Tỷ lệ ra khỏi danh mục chung của ngành công nghiệp chế biến chế tạo là 25,3%, thấp hơn tỷ lệ chung là 28,0%.

Báo cáo chỉ ra, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm vẫn giữ được vị trí trong bảng xếp hạng, đây cũng là nhóm có xếp hạng cao và ít thay đổi về thứ bậc.

500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam: Khối ngân hàng chiếm vị thế “áp đảo”
Trong Top 11 doanh nghiệp đứng đầu danh sách Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500), có tới 9 ngân hàng. Chỉ có 2 doanh nghiệp tư nhân khác lọt Top 11 này là Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và Công ty CP Thế giới Di động.

Cụ thể, ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chiếm ưu thế với 7 doanh nghiệp (năm 2019), 9 doanh nghiệp (năm 2020) và 8 doanh nghiệp (năm 2021). Số lượng doanh nghiệp ngành thương mại trong Top 10 giảm từ 3 doanh nghiệp (năm 2019) xuống còn 1 doanh nghiệp trong hai năm tiếp theo. Công ty cổ phần Thế giới Di động là doanh nghiệp ngành thương mại duy nhất nằm trong Top 50 cả 3 năm, nhưng với thứ hạng giảm dần (xếp thứ 5, 7 và 8 trong các năm 2019-2021).

Trái ngược với nhóm tài chính, ngân hàng, nhóm ngành chế biến chế tạo đã biến động khá rõ qua các năm (237 doanh nghiệp năm 2019, chiếm 47,4%; 245 doanh nghiệp năm 2020, chiếm 49,0%; và 233 doanh nghiệp năm 2021, chiếm 46,6%). Các doanh nghiệp này tập trung vào một số ngành như chế biến lương thực, thực phẩm; kim loại và sản phẩm kim loại; sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác than, dầu; điện, điện tử.

Thêm cơ chế cho nhóm doanh nghiệp tư nhân phát triển

Báo cáo VPE500 cũng chỉ ra, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ về số lượng doanh nghiệp nhưng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam đã đóng góp lớn vào hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Bình quân giai đoạn 2019-2021, VPE500 chỉ chiếm 0,075% tổng số doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng tạo việc làm cho 12% lao động, chiếm 28% tổng tài sản, tạo ra 18,4% doanh thu gộp và đóng góp 18,4% nộp ngân sách của nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Ông Florian Constatin Feyerabend, Trưởng đại diện Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) Việt Nam, cho biết: Dấu ấn của doanh nghiệp tư nhân trong bức tranh kinh tế Việt Nam ngày càng rõ nét. Khu vực tư nhân đã và đang góp phần duy trì nền kinh tế Việt Nam, tạo ra 57,8% doanh thu thuần của các doanh nghiệp tính đến cuối năm 2021.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị, cần thiết phải có những chính sách cụ thể hơn nữa để xây dựng được một lực lượng các doanh nghiệp tư nhân lớn, phát triển ổn định.

TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng Ban Quốc tế Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra nhận định: Chính sách với doanh nghiệp trong thời gian tới cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng không chỉ tạo thuận lợi với doanh nghiệp trong gia nhập thị trường mà còn giúp doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng. Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư để cải tạo năng suất chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu.

Cùng với đó, Chính phủ có chính sách kinh tế thúc đẩy liên kết doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Đồng thời, nâng cao năng lực doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, cần khuyến khích và tạo phong trào để từng địa phương xây dựng được các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của mình dựa trên những lợi thế địa phương và vươn tầm hoạt động trên phạm vi cả nước.

Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, muốn xây dựng doanh nghiệp tư nhân dẫn dắt thị trường, Chính phủ phải đưa ra chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

"Chúng ta cần phải lọc 500 doanh nghiệp và tiếp tục khảo sát để xem doanh nghiệp họ cần gì. Ví dụ như doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường hay quy mô như thế nào… để có giải pháp cụ thể"- ông Nguyễn Tú Anh nhấn mạnh.

Báo cáo VPE500 cũng chỉ ra: Phân tích về VPE500 và quan hệ với doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung cho thấy cần thiết phải có những chính sách cụ thể hơn nữa để xây dựng được một lực lượng các doanh nghiệp tư nhân lớn, phát triển ổn định. Các chính sách với doanh nghiệp trong thời gian tới cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng không chỉ tạo thuận lợi với doanh nghiệp trong gia nhập thị trường mà còn giúp doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng. Đặc biệt, cần khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư để cải tạo năng suất chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu.

Đồng thời cần có chính sách kinh tế thúc đẩy liên kết doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước; đồng thời nâng cao năng lực doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Cần khuyến khích và tạo phong trào để từng địa phương xây dựng được các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của mình dựa trên những lợi thế địa phương và vươn tầm hoạt động trên phạm vi cả nước.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành lớn của Nga

Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành lớn của Nga

Vinpearl ký biên bản ghi nhớ với 4 doanh nghiệp lữ hành lớn của Nga nhằm tăng cường quảng bá và thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam trong năm 2025
TTC AgriS đồng hành cùng Quốc gia: Hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường

TTC AgriS đồng hành cùng Quốc gia: Hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường

TTC AgriS hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tiên phong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW trong chuyển đổi số nông nghiệp tuần hoàn
Cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội sẵn sàng cho kỷ nguyên mới

Cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội sẵn sàng cho kỷ nguyên mới

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 đồng hành cùng Chính phủ hiện thực hóa mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp, đóng góp 55-58% GDP.
TTC Plaza Đà Nẵng cất nóc, bàn giao khối đế thương mại

TTC Plaza Đà Nẵng cất nóc, bàn giao khối đế thương mại

Ngày 10/5/2025, tại công trường dự án TTC Plaza Đà Nẵng đã diễn ra lễ cất nóc dự án và bàn giao khối đế thương mại cho AeonMall Việt Nam.
Công nghệ số, cơ hội tạo cú nhảy vọt cho doanh nghiệp

Công nghệ số, cơ hội tạo cú nhảy vọt cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh mới khi kinh tế tri thức và Cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội tạo cú nhảy vọt “đi tắt đón đầu” cho doanh nghiệp chưa bao giờ rõ ràng như lúc này.

Tin cùng chuyên mục

Công ty Royal Distribution chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Công ty Royal Distribution chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đã tiếp nhận Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Royal Distribution.
Nutifood chuẩn bị ra mắt thương hiệu sữa cao cấp toàn cầu

Nutifood chuẩn bị ra mắt thương hiệu sữa cao cấp toàn cầu

Ngày 8/5/2025, Nutifood ký kết hợp tác chiến lược với ViPlus Dairy và chuẩn bị ra mắt thương hiệu sữa cao cấp toàn cầu GippsNature.
PC Đắk Nông: Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai

PC Đắk Nông: Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai

Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện, Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức buổi diễn tập quy mô.
Tổng giám đốc EVNCPC thăm tặng quà người lao động

Tổng giám đốc EVNCPC thăm tặng quà người lao động

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư đã đến thăm hỏi, trao quà và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động công nhân viên ngành điện tại Đắk Nông.
EVNCPC có 5 sáng kiến được công nhận cấp Tập đoàn

EVNCPC có 5 sáng kiến được công nhận cấp Tập đoàn

5 sáng kiến của Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã được công nhận là sáng kiến cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
TSHPCo: Đẩy mạnh đào tạo chuyên môn sâu về thuỷ điện

TSHPCo: Đẩy mạnh đào tạo chuyên môn sâu về thuỷ điện

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) luôn đặt công tác đào tạo kỹ năng và phân tích sự cố lên hàng đầu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
VEAM: 35 năm

VEAM: 35 năm 'giữ lửa' ngành cơ khí Việt Nam

Qua 35 năm xây dựng, trưởng thành, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP đã khẳng định vai trò trụ cột của ngành cơ khí Việt Nam.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Ngày 8/5, BIM Land – thành viên BIM Group chính thức khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại Khu đô thị vịnh biển Halong Marina.
Trương Gia Bình và một chữ

Trương Gia Bình và một chữ 'đói'

Câu chuyện thật về chiếc bảng không xóa trong phòng làm việc của Trương Gia Bình, nơi ông dạy cấp dưới rằng: muốn hết đói, phải biết chơi, chơi thông minh.
Kích hoạt động lực mới cho doanh nghiệp: Tư duy đột phá từ Nghị quyết 68

Kích hoạt động lực mới cho doanh nghiệp: Tư duy đột phá từ Nghị quyết 68

Nhiều nội dung được nêu ra tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân mang tính đột phá, tạo động lực cho doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới.
EVNHANOI đẩy mạnh sửa chữa điện hotline, nâng chất lượng dịch vụ

EVNHANOI đẩy mạnh sửa chữa điện hotline, nâng chất lượng dịch vụ

EVNHANOI tăng cường sửa chữa điện hotline không cắt điện, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và cải thiện dịch vụ khách hàng tại Thủ đô.
Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Chính phủ đang hành động mạnh mẽ để đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ rào cản thủ tục hành chính, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Vinpearl niêm yết 1,8 tỷ cổ phiếu, định giá gần 130.000 tỷ

Vinpearl niêm yết 1,8 tỷ cổ phiếu, định giá gần 130.000 tỷ

Vinpearl chính thức giao dịch gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE từ ngày 13/5/2025, định giá doanh nghiệp gần 130.000 tỷ đồng, vào top 15 vốn hóa lớn nhất sàn.
Nghị quyết 68: Tạo xung lực mới giúp kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết 68: Tạo xung lực mới giúp kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết 68 như 'cú huých' tinh thần cho doanh nhân Việt: Được bảo vệ, được sửa sai, được tin tưởng và yên tâm làm ăn trong khuôn khổ pháp lý rõ ràng.
Biên Hòa Consumer & UOB Venture Management: Cái bắt tay chiến lược vì tăng trưởng bền vững

Biên Hòa Consumer & UOB Venture Management: Cái bắt tay chiến lược vì tăng trưởng bền vững

Công ty CP Hàng tiêu dùng Biên Hòa – đơn vị thành viên của TTC AgriS, chính thức công bố huy động thành công vốn từ Quỹ UOB Venture Management Pte Ltd (UOBVM).
3 triệu lít nước uống sạch được trao đến cộng đồng

3 triệu lít nước uống sạch được trao đến cộng đồng

Procter & Gamble Việt Nam (P&G Vietnam) cùng Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) phát động chương trình "Nước uống sạch cho cộng đồng"
PVD RUN 2025 hơn 1.200 vận động viên đăng ký tham gia

PVD RUN 2025 hơn 1.200 vận động viên đăng ký tham gia

Giải chạy việt dã PVD RUN 2025 do Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí(PV Drilling) tổ chức đã thu hút hơn 1.200 vận động viên đăng ký tham gia
Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Bac A Bank chính thức triển khai chương trình “Phí siêu sốc - Tăng tốc kinh doanh” với mong muốn hỗ trợ các khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Nestlé Việt Nam vừa công bố khoản đầu tư 75 triệu USD (gần 1.900 tỷ đồng) để mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.
Ông Trương Gia Bình và FPT mở liên minh tạo lớp người tiên phong mang tên ‘kỹ sư 57’

Ông Trương Gia Bình và FPT mở liên minh tạo lớp người tiên phong mang tên ‘kỹ sư 57’

“Kỹ sư 57”, biểu tượng cho những thay đổi lớn lao và quyết liệt sẽ đóng góp lớn trong thành công khi đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống.
Mobile VerionPhiên bản di động