Thứ sáu 04/04/2025 15:58

1 loại quả chua chát bán nhiều ở chợ giúp hạ đường huyết, “bơm” máu hiệu quả

Loại quả chua chát này là quả cóc có thành phần vitamin C nổi bật và giàu chất chống oxy hóa tự nhiên. Nhờ đó, cóc mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe.

Cây cóc thuộc họ Anacardiaceae, cùng họ với một số loại cây nhiệt đới khác bao gồm hạt điều và xoài. Lá và vỏ của cây cóc cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên, quả cóc là bộ phận được sử dụng nhiều nhất do những lợi ích cho sức khỏe mà nó đem lại. Đặc biệt, loại quả này rất dễ mua vì được bán nhiều ở chợ.

Theo Healthline, 100g quả cóc cây chứa 0,27g chất béo, 0,88g protein và 0,3mg sắt. Các chất dinh dưỡng còn lại trong quả cóc gồm 10g carbohydrate, 2,2g chất xơ, 5,95g đường, 80g nước, 3mg natri, 250mg kali, 67mg phốt pho, 36mg vitamin C.

Quả cóc có chứa nhiều các chất dinh dưỡng, nhờ đó, cóc mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe.

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Đối với những người bị tiểu đường tuýp II, ăn quả cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu. Sở dĩ loại quả này có công dụng như vậy bởi chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin C - 2 thành phần tốt cho việc ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ trong quả cóc giúp cơ thể cảm thấy no lâu, từ đó tự động giảm khẩu phần ăn, giảm cảm giác thèm ăn, khiến cơ thể không tăng đường huyết và kiểm soát được cân nặng.

Khắc phục tình trạng thiếu máu

Hàm lượng sắt trong 100 gram cóc có thể hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài chất sắt, trái cóc còn chứa nhiều vitamin B1 giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C từ trái cóc giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, giúp hình thành collagen và làm nhanh quá trình chữa lành vết thương. Trái cóc cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tác hại các gốc tự do.

Cải thiện thị lực

Quả cóc được coi là nguồn vitamin A tuyệt vời. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe mắt. Hợp chất vitamin A của trái cóc giúp võng mạc của mắt hoạt động tốt hơn trong quá trình tiếp nhận hình ảnh.

Quản lý cholesterol

Quả cóc chứa nhiều vitamin C, giúp chuyển hóa cholesterol có trong cơ thể thành axit mật. Bằng cách chuyển hóa cholesterol, nồng độ cholesterol trong máu sẽ được cân bằng, nhờ đó giữ cho mức cholesterol được kiểm soát trong một sự cân bằng lành mạnh.

Kiểm soát cân nặng

Cóc là loại quả được biết đến có công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả. Quả cóc cung cấp rất ít calo. 100g thịt cóc cung cấp khoảng 29 calo, chất béo có trong trái cóc là chất béo có lợi. Đặc biệt, chất xơ có nhiều trong trái cóc mang lại cảm giác no bụng lâu nên sẽ không làm cho bạn thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả.

Ngăn ngừa lão hóa

Vitamin C có trong trái cóc có thể bảo vệ các phân tử quan trọng như protein, lipid (chất béo), carbohydrate và axit nucleic (DNA và RNA) khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do, chất độc hoặc chất ô nhiễm gây ra. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây ra lão hóa sớm.

Hỗ trợ nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp

Với hàm lượng vitamin C cao, cóc giúp phục hồi mô và nuôi dưỡng làn da. Nó làm tăng sản xuất collagen và cải thiện vẻ đẹp của làn da. Ngoài ra, lá cóc được đun sôi và chiết xuất được sử dụng như một chất thay thế cho kem dưỡng da và chất dưỡng ẩm.

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo loại quả có vị chua như cóc thường chứa một lượng axit rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axit trong dạ dày khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày. Bởi vậy, những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cũng cần lưu tâm khi ăn cóc. Đặc biệt, mỗi lần ăn nên tiết chế không nên ăn quá nhiều cóc một lúc.

Có thể thấy, bất kỳ một loại trái cây nào chúng ta cũng chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải. Ngoài ra, nên ăn đa dạng các loại trái cây để cung cấp đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Ngọc Anh
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng: Dutch Lady có lời giải?

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào 'vòng tay tử thần'

Virus HPV sẽ khiến 200.000 phụ nữ tử vong, đừng thờ ơ với vaccine

Từ 1/6/2025: Khám bệnh ‘siêu’ nhanh với ứng dụng VssID, VneID

Thúc đẩy triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cho mẹ và bé tại Điện Biên

Thái Bình làm gì để khống chế dịch viêm não mô cầu?

Nghệ An chấn chỉnh hoạt động quảng cáo khám, chữa bệnh

Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm 699 loại thuốc

Infographic | Kết quả triển khai tiêm chủng vaccine sởi

Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Infographic | 10 thông điệp phòng, chống bệnh sởi

Thời tiết chuyển mùa, lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine phòng sởi để khống chế dịch

Bộ Y tế: 14 đơn vị thay tên, cơ cấu tổ chức

Linh Dược Ngự Y Việt và chiến lược đưa đông dược vươn tầm quốc tế

Cục Quản lý Dược vào cuộc sau khi La Roche-Posay thu hồi ở Mỹ

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thành tiêm phòng vaccine sởi trong tháng 3/2025

'Anti vaccine' - trào lưu nguy hiểm khiến bệnh sởi bùng phát