Thứ sáu 15/11/2024 23:15

Y Tý phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc

Chiều 28/7, huyện Bát Xát đã tổ chức Hội thảo Đề án phát triển du lịch Ý Tý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự Hội thảo có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai; lãnh đạo huyện Bát Xát; lãnh đạo một số phòng, ban của huyện; cấp ủy, chính quyền xã Y Tý.

Xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) là xã vùng cao biên giới của huyện Bát Xát cách trung tâm huyện khoảng 65km, toàn xã có 12 thôn, trên 940 hộ dân với gần 5.260 nhân khẩu, trong đó 98% là đồng bào dân tộc thiểu sốvới 3 dân tộc chính là Mông, Dao và Hà Nhì.

Quang cảnh hội thảo

Là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, khí hậu quanh năm mát mẻ và đặc biệt giá rét vào mùa đông, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú được bảo tồn, nổi bật là những cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, đỉnh Lảo Thẩn cao 2.860m được ví như “Nóc nhà Y Tý” với vẻ đẹp nguyên sơ, là thiên đường săn mây và khám phá, là một trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam và có tiềm năng phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm.

Chinh phục đỉnh Lảo Thẩn cao 2.600m

Cùng với đó, Y Tý là nơi hội tụ của văn hóa dân tộc Hà Nhì đen với bản sắc văn hóa độc đáo của kiến trúc nhà trình tường, văn hóa mặc (đặc biệt là nữ giới) và đời sống sinh hoạt đặc trưng, nổi bật là Lễ hội Khô Già Già (Lễ hội Cầu mùa) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2014, Lễ Gạ Ma Do (Cúng rừng) và nhiều nghi lễ truyền thống được bảo tồn và phát huy. Hai thôn Lao Chải và Choản Thèn đã được UBND tỉnh Lào Cai công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh gắn với du lịch cộng đồng, khám phá giá trị văn hóa đặc trưng của người Hà Nhì – một dân tộc thiểu số ít người của Việt Nam.

Du khách lựa chọn đến Y Tý để nghỉ ngơi, thư giãn

Đề án “Phát triển du lịch Y Tý, huyện Bát Xát giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng, lợi thế vị trí, tài nguyên du lịch, tập trung huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch Y Tý đến năm 2030 trở thành khu du lịch đặc sắc hướng tới trở thành khu du lịch quốc gia; tầm nhìn đến năm 2050 trở thành trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xanh theo tiêu chuẩn bền vững toàn cầu (GSTC); đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng dịch vụ, thương mại; giữ gìn lâu dài bản sắc văn hoá, giá trị lịch sử của địa phương. Hướng đến là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai.

Một bức ảnh đẹp của du khách tại Homestay Y Tý Clouds

Trong dự thảo Đề án Phát triển du lịch Y Tý huyện Bát Xát giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chỉ rõ. Phục hồi đại dịch Covid-19, với các hoạt động kích cầu du lịch từ đầu năm 2022, du khách đến với Y Tý đã tăng dần, năm 2022 lượng khách đến với Y Tý đạt trên 40 nghìn lượt khách, doanh thu đạt trên 70 tỷ đồng.

Một phần nghi lễ trong tết Gạ Ma O (Tết thiếu nhi) của người Hà Nhì Y Tý

Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2030 lượng khách du lịch đến Y Tý đạt 1 triệu lượt khách. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 4.800 tỷ đồng, thu hút trên 5.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch (45% lao động gián tiếp và 55% lao động trực tiếp); Phát triển 5 nhóm sản phẩm du lịch chính: Du lịch văn hóa, cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, lâm nghiệp; du lịch thể thao mạo hiểm...

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ những vấn đề về định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đô thị du lịch; giải pháp về nguồn lực đầu tư phát triển đô thị; thủ tục quản lý lưu trú đối với khách du lịch nước ngoài lưu trú tại đô thị du lịch Y Tý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những nội dung liên quan đến quy hoạch không gian phát triển du lịch; hạ tầng giao thông kết nối với hạ tầng du lịch; sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực; vấn đề nước sạch vệ sinh môi trường, vấn đề liên kết với các vùng phụ cận, hợp tác du lịch...

Chiếc áo của phụ nữ Hà Nhì Y Tý mang nét văn hóa đặc trưng riêng

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, huyện Bát Xát sẽ tổng hợp, phân tích, lựa chọn các nội dung để bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện Đề án; tiếp tục xin ý kiến đóng góp của các đại biểu và trình UBND tỉnh phê duyệt, sớm triển khai thực hiện, đưa vào khai thác góp phần làm đa dạng hóa bản đồ du lịch của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc.

Phạm Thúy
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội

Cần Thơ: Đánh thức tiềm năng du lịch từ ‘Tinh hoa miền sông nước’

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng