Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Theo bài viết trên csis.org, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, tuy nhiên giá dầu thế giới được cho vẫn bình ổn.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/2/2024: Xung đột Trung Đông ‘nóng’ lên, giá dầu và kim loại quý tăng mạnh Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/8/2024: Giá dầu giảm nhẹ khi nguồn cung ổn định, bất chấp xung đột Trung Đông Giá xăng dầu hôm nay ngày 14/8/2024: Giá dầu giảm do lo ngại về xung đột Trung Đông lan rộng

Nguồn cung đối mặt thách thức nghiêm trọng

Theo ông Kevin Book, cố vấn cấp cao của Chương trình An ninh năng lượng và biến đổi khí hậu, trong nhiều tháng qua thị trường dầu mỏ dường như không định giá theo viễn cảnh cuộc chiến trên nhiều mặt trận của Israel với Iran có thể làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Giá dầu thô Brent giao ngay tháng 9/2024 đã giảm khoảng 20% từ khoảng 90 USD/thùng khi Tehran và Tel Aviv đối đầu, lần gần đây nhất vào giữa tháng 4/2024 giá dầu xuống còn chưa đến 72 USD/thùng vào cuối tháng 9. Tuy nhiên, giá dầu Brent đã tăng khoảng 10% (hơn 7 USD/thùng) và vào ngày 7/10 giá dầu đạt mức đỉnh trong ngày là 81 USD/thùng.

Xung đột Trung Đông: Liệu năng lượng thế giới có bị cuốn vào?
Căng thẳng ở Trung Đông đã tác động mạnh mẽ đến thị trường dầu mỏ. Ảnh: Pixabay

Theo ước tính sơ bộ của công ty nghiên cứu ClearView Energy Partners, các lệnh trừng phạt có thể khiến giá dầu tăng khoảng 7 USD/thùng và các cuộc tấn công vào cơ sở xuất khẩu chính của Iran tại đảo Kharg có thể làm tăng 13 USD/thùng, cùng với đó việc Iran phong tỏa eo biển Hormuz trong 3-7 ngày để trả đũa làm giá dầu tăng thêm 13-28 USD/thùng.

Ngoài ra, Israel có thể lựa chọn nhắm vào năng lực lọc dầu của Iran. Về lý thuyết, làm như vậy có thể cắt giảm nhiên liệu thành phẩm tại Iran mà không làm giảm đáng kể nguồn cung dầu thô toàn cầu và Iran sẽ tạm thời lại phụ thuộc vào nhập khẩu sản phẩm tinh chế như trước.

Tuy nhiên, sau đó Iran vẫn có thể trả đũa nhằm vào hoạt động vận tải và sản xuất trong khu vực. Ngay cả khi Israel và các đồng minh thành công trong việc đánh chặn hầu hết các tên lửa của Iran hồi đầu tháng 10, các nhà sản xuất vùng vịnh Arập khó có thể có năng lực phòng thủ để bảo vệ các tài sản thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn của chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, Israel có thể chọn các mục tiêu khác. Vào tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đánh giá, chỉ còn 1 hoặc 2 tuần nữa là Iran có thể mở các cuộc tấn công vào Israel. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Israel vào các địa điểm hạt nhân của Iran có thể dẫn đến sự trả đũa nhằm vào hoạt động sản xuất trong khu vực.

Liệu thị trường có đang “ngủ quên” giữa bão tố

Ông Ben Cahill, chuyên gia cấp cao của Chương trình an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu đánh giá, các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran ngày 1/10 và những bình luận của Nhà Trắng về khả năng Israel tấn công cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran đã làm cho giá dầu tăng mạnh nhất trong 2 năm qua. Tuy nhiên, ngay cả trong những tình huống như vậy thị trường vẫn không hoảng loạn. Cụ thể:

Thứ nhất, Trung Đông là thị trường có nguồn cung ổn định với vùng đệm lớn. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nhà sản xuất đồng minh (OPEC+) đã thực hiện một số đợt cắt giảm sản lượng trong 2 năm qua. Tuy nhiên, nhóm này đã phải vật lộn để đưa dầu trở lại thị trường, do nhu cầu về dầu mỏ suy giảm, đặc biệt là ở Trung Quốc và nguồn cung dồi dào từ các nước ngoài OPEC+. Ngoài ra, OPEC+ gần đây đã trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 10 cho đến ít nhất là tháng 12 và năm 2025.

Thứ hai, thị trường dầu mỏ không còn phản ứng thái quá với các rủi ro tiềm ẩn về nguồn cung. Các công cụ theo dõi như giám sát vệ tinh và theo dõi tàu chở dầu cho thấy, các nguồn lực mới đã làm giảm tác động đối với giá năng lượng. Cuộc tấn công hồi tháng 9/2019 vào cơ sở chế biến dầu Abqaiq và mỏ Khurais ở Saudi Arabia đã đánh dấu bước ngoặt. Giá dầu tăng vọt sau cuộc tấn công, nhưng vì giám sát vệ tinh đã chứng minh Tập đoàn dầu mỏ Saudi Arabia (Aramco) đã sửa chữa hư hại cho các cơ sở và sử dụng hàng tồn kho để duy trì mức xuất khẩu, nên trong vòng 2 tuần giá dầu thô Brent đã trở lại mức trước cuộc tấn công.

Thứ ba, tình hình địa chính trị ở vùng Vịnh đã thay đổi. Một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian giữa Iran và Saudi Arabia vào năm 2023 cho thấy, mong muốn mới nhằm kiềm chế căng thẳng. Ngoài ra, lòng tin giữa các bên bị hạn chế và Iran vẫn có thể gây rắc rối trong khu vực thông qua các lực lượng ủy nhiệm. Tuy vậy, các quốc gia Arập ở vùng Vịnh đang hối thúc giảm leo thang và hiện tại khả năng Iran đáp trả cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở dầu mỏ là rất thấp.

Giá dầu “nhảy múa” theo dòng chảy thị trường

Theo ông Adi Imsirovic, chuyên gia cấp cao của Chương trình an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu, sự leo thang xung đột gần đây ở Trung Đông đã làm dấy lên mối lo ngại về tác động tiềm tàng đối với giá dầu toàn cầu.

Xung đột Trung Đông: Liệu năng lượng thế giới có bị cuốn vào?
Rủi ro địa chính trị đóng vai trò đáng kể trong biến động giá dầu thế giới. Ảnh: Pixabay

Một số nhà phân tích cho rằng, thị trường có thể đang đánh giá thấp các rủi ro địa chính trị và sự gián đoạn tiềm tàng đối với nguồn cung dầu, nhưng tình hình phức tạp hơn. Xung đột ở Palestine và Liban không đe dọa trực tiếp đến nguồn cung dầu, vì cả hai quốc gia này đều không phải là nhà sản xuất lớn.

Bất kỳ cuộc tấn công nào của Israel vào các cơ sở xuất khẩu dầu mỏ đều sẽ gây tổn hại không chỉ cho Iran mà còn cho cả thị trường toàn cầu thông qua việc làm tăng giá dầu (hoặc giá xăng). Nếu Israel tiến hành cuộc tấn công nhằm vào ngành năng lượng của Iran thì việc nhắm vào các nhà máy lọc dầu sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế Iran và có khả năng dẫn đến việc Iran xuất khẩu nhiều dầu hơn.

Với giá dầu Brent ở mức dưới 80 USD/thùng, thị trường rõ ràng không tin việc phong tỏa eo biển Hormuz sẽ dẫn đến kịch bản tồi tệ. Trước cuộc xung đột, OPEC+ đã phải vật lộn để hỗ trợ giá do nhu cầu yếu, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Ông Raad Alkadiri, chuyên gia cấp cao của Chương trình An ninh năng lượng và biến đổi khí hậu nhận định, mặc dù giá dầu tăng khoảng 10% sau khi Israel ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah vào ngày 30/09/2024 nhưng tương lai ngắn hạn không hề tạo cảm giác hoảng loạn. Giá dầu thô trên thị trường cơ bản vẫn giảm do nhu cầu yếu, tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC+.

Phản ứng ôn hòa của giá dầu trước bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông mang lại cảm giác cuộc xung đột hiện tại có thể được kiềm chế. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Trung Đông sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá dầu trong vài tuần và vài tháng tới, với việc Israel tiến hành cuộc chiến là yếu tố chính dẫn đến rủi ro đối với nguồn cung trong tương lai”, ông Alkadiri lưu ý.

Cũng theo ông Alkadiri, ngay cả khi Israel cân nhắc thận trọng khi tiến hành các bước tiếp theo và dòng chảy của dầu mỏ không bị gián đoạn, nguy cơ đối đầu quy mô lớn hơn với Iran sẽ vẫn tồn tại nếu việc thay đổi quyền lực khu vực dài hạn vẫn là chương trình nghị sự của Israel.

Trong trường hợp xấu nhất, những động thái của Israel có nguy cơ thúc đẩy vòng xoáy leo thang có thể làm gián đoạn trực tiếp dòng chảy của dầu mỏ, cho dù từ Iran hay các nhà sản xuất lớn ở vùng Vịnh Arập như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất đẩy giá tăng lên mức lịch sử”, ông Alkadiri nhận định.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine 'thua đậm' tại Kursk, Nga chịu thương vong lớn

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Xem thêm