Thứ năm 07/11/2024 22:24

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc: Tuân thủ tiêu chuẩn phát triển bền vững

Để doanh nghiệp (DN) duy trì thị phần và mở rộng kim ngạch xuất khẩu (XK) trái cây sang Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị, trước mắt, sản xuất cần tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững, tổ chức được nguồn hàng đáp ứng đúng và đủ nhu cầu, thị hiếu của thị trường nước này.

Tận dụng tốt ưu thế

Tại Hội thảo “DN vừa và nhỏ tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững, tổng quan về hệ thống truy xuất nguồn gốc Việt Nam” diễn ra mới đây, đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường Trung Quốc chiếm tới 28% tổng kim ngạch XK hàng nông sản của Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là trái cây. Hiện tại, trên 70% tổng lượng rau, quả tươi của Việt Nam đang XK sang Trung Quốc.

Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (ACFTA), có hiệu lực từ năm 2010. Tuy nhiên, nhiều DN Việt Nam chưa tận dụng được các cơ hội của ưu đãi thuế quan và điều kiện thuận lợi trong nước mang lại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Danniel Herrman - Trưởng nhóm Dự án Hỗ trợ Hợp tác kinh tế khu vực tại châu Á (SRECA), thuộc Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) - cho biết: Về giá trị, sầu riêng và chuối là 2 loại trái cây dẫn đầu bảng xếp hạng thương mại, trong đó, sầu riêng có giá trị nhập khẩu đạt đến trên 1 tỷ USD vào năm 2018. Về khối lượng, chuối là loại trái cây được nhập khẩu nhiều nhất vào Trung Quốc, với tổng khối lượng lên đến hơn 1,5 triệu tấn năm 2018. “Campuchia, Lào và Việt Nam đều có điều kiện trồng nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới thuận lợi hơn so với Trung Quốc. Các nước này có lợi thế lớn hơn về giá đất, giá nhân công thấp và hưởng thỏa thuận thương mại miễn thuế…” - đại diện GIZ nhận định.

Chuối là loại trái cây được thị trường Trung Quốc ưa chuộng

Tuân thủ các tiêu chuẩn

Tuy nhiên, đại diện GIZ cũng chỉ ra, các cơ sở sản xuất, XK trái cây đang gặp phải hàng loạt thách thức khi thâm nhập thị trường Trung Quốc, như: Tiêu chuẩn cao của người tiêu dùng, tiếp cận thị trường, cạnh tranh với một số loại sản phẩm trong nước, chuỗi cung ứng lạnh không hoàn hảo. Các cơ sở trồng cây ăn quả đơn lẻ thường có năng lực hạn chế khi xử lý những vấn đề này. Việc phối hợp ở cấp độ ngành là chiến lược hiệu quả nhất để các nhà sản xuất cải thiện vị thế trên thị trường, cũng như thúc đẩy đàm phán tiếp cận thị trường cho các sản phẩm chưa được phép nhập khẩu vào Trung Quốc.

Theo bà Trịnh Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các DN cần tận dụng tốt ưu đãi về thuế quan với Trung Quốc, đây là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện cạnh tranh tốt hơn với DN nước ngoài. Việc thiếu giấy phép tiếp cận thị trường chính thức đã hạn chế cơ hội nhập khẩu một số loại trái cây nhiệt đới phổ biến đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Cụ thể, sầu riêng Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm trong những năm gần đây, khi Hải quan Trung Quốc quản lý chặt thương mại tiểu ngạch. Trong khi đó, chanh dây Việt Nam, nhờ có giấy phép tiếp cận thị trường chính thức, đã trở nên ngày càng phổ biến và đóng vai trò lớn hơn ở thị trường Trung Quốc.

Chính bởi vậy, DN cần chuyển dần sang kinh doanh theo hình thức thương mại chính quy, ký kết hợp đồng mua bán thay vì XK theo hình thức tiểu ngạch nhằm hạn chế tối đa hiện tượng ép giá và các rủi ro khác trong thanh toán. Đồng thời, theo dõi, cập nhật các thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương Trung Quốc...

Theo Cục Xúc tiến thương mại, cần nghiên cứu khả năng hợp tác với một số DN Trung Quốc để nhập khẩu, tiêu thụ nông sản, trái cây qua hình thức thương mại điện tử tại thị trường này.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng