Xuất khẩu trái cây: Để không là con số ảo

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu (XK) trái cây tăng cao, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, 1/4 trong số đó là tạm nhập tái xuất. Hình thức này có lợi cho DN nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy đối với phát triển trái cây Việt Nam theo hướng hàng hóa.

Theo số liệu thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu (NK) rau, quả của Việt Nam đạt 745 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nguồn NK chính vẫn là Thái Lan, chiếm 45,7% và của Trung Quốc là 9,1%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 90% lượng trái cây NK từ Thái Lan là hàng tạm nhập tái xuất.

de khong la con so ao
Kiểm soát chặt lượng trái cây nhập khẩu

Theo nhận định mới đây của tờ Neikei Asia Review (Nhật Bản), 80 - 85% sầu riêng của Thái Lan xuất qua Việt Nam sẽ tiếp tục được XK sang Trung Quốc. Neikei dẫn lời của Cục Hải quan Thái Lan cho thấy, sản lượng sầu riêng của Thái Lan đã giảm khoảng 600.000 tấn trong 5 năm gần đây và trong khi tiêu thụ nội địa giảm hơn 40%, từ 180.000 tấn xuống 100.000 tấn thì XK lại tăng đột biến, từ 380.000 tấn lên 500.000 tấn. Trung Quốc là nước NK sầu riêng lớn nhất, chiếm 80 - 90% tổng XK của Thái Lan năm 2016.

Tuy nhiên, năm 2017, XK sầu riêng của Thái Lan đã trải qua sự thay đổi mạnh mẽ khi Việt Nam đột nhiên vượt Trung Quốc là nước NK lớn nhất. Trong khi các lô hàng sầu riêng đến Trung Quốc và Hồng Kông giảm đến 29% thì XK sang Việt Nam lại tăng gấp 3 lần, lên 256.000 tấn, gấp 26 lần so với 3 năm trước đó. Neikei cho rằng, hội nhập kinh tế diễn ra sâu rộng, thủ tục thông quan dễ dàng đã tạo điều kiện cho những chuyến hàng trái cây từ Thái Lan, vào sâu trong nội địa Việt Nam, sau đó sang Trung Quốc một cách dễ dàng.

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) - cho biết, có thể khẳng định, 90% trái cây Thái Lan nhập vào Việt Nam là tạm nhập tái xuất.

Ông Nguyễn Việt Hùng - Trưởng phòng Thống kê hải quan, Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Hải quan) - cho biết : Pháp luật không cấm các hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa, DN có quyền làm nếu điều đó mang lại lợi nhuận cho họ. Việc trái cây Thái Lan NK vào Việt Nam sau đó XK sang Trung Quốc đã xuất hiện từ vài năm nay, xu hướng này càng trở nên mạnh mẽ. Năm 2017, Việt Nam bỏ ra 0,9 tỷ USD NK trái cây có xuất xứ từ Thái Lan sau đó tái xuất sang Trung Quốc, con số này chiếm gần 1/4 tổng trị giá XK hoa quả.

Đồng quan điểm về vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng, nếu tính cả con số trái cây Thái Lan chỉ là "tạm nhập" trước khi tìm đường sang Trung Quốc vào kim ngạch XK rau, quả nói chung của Việt Nam có thể khiến việc dự báo không chính xác. Điều này còn ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, có thể tác động đến công tác quy hoạch, phát triển sản xuất, nguy cơ phát triển sản xuất tràn lan bởi những con số XK "ảo".

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, việc kiểm soát chặt chẽ lượng trái cây NK, đồng thời thống kê đúng con số XK là việc cần làm nhằm đưa ra những hoạch định chính sách chính xác phát triển ngành nông nghiệp nói chung và trái cây Việt nói riêng.
Thanh Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’

Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’

Bộ Công Thương họp xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Bộ Công Thương họp xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Giá cà phê xuất khẩu vào đà tăng mạnh, cà phê Robusta sẽ quay lại đỉnh?

Giá cà phê xuất khẩu vào đà tăng mạnh, cà phê Robusta sẽ quay lại đỉnh?

Xuất khẩu tuần 13/5-19/5: 4 địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD;xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 21,17%

Xuất khẩu tuần 13/5-19/5: 4 địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD;xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 21,17%

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Xem thêm