Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi duy trì đà tăng

Sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua hầu hết đều tăng trưởng tốt ở các thị trường chính. Riêng trong quý I/2021, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong quý I/2021, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 89 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 25,5 triệu USD, tăng 27,8%; xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt 25,9 triệu USD, tăng 16,6%; xuất khẩu mật ong đạt 6,8 triệu USD, giảm 36,8%; xuất khẩu trứng các loại đạt 2,1 triệu USD, tăng 61,2%.

Quý I/2021: Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng 34,7%
Ngành chăn nuôi cần những nhà máy giết mổ, chế biến hiện đại để hướng đến mục tiêu xuất khẩu

Về thị trường xuất khẩu, trong quý I/2021, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt lợn chủ yếu sang Hồng Kông, chiếm tới 99,6% và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu thịt gia cầm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Á, chiếm hơn 99,9% và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất sang Hồng Kông chiếm 64,5%, Trung Quốc chiếm 8,8%, Thái Lan chiếm 4,5% và hầu như chưa xuất khẩu được sang Nhật Bản.

Xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa trong quý I/2021 chủ yếu sang thị trường châu Á, chiếm 94,6%. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Irắc tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020; xuất khẩu sang thị trường Campuchia đứng vị trí thứ hai tăng 108,7%; xuất khẩu sang Philippines tăng 9,5%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 23,1%; Mỹ tăng 128,9%. Tuy nhiên, xuất khẩu sữa sang một số thị trường lớn như Afghanistan giảm 1,8%; Hồng Kông giảm 28,6%. Xuất khẩu sữa sang Trung Quốc giảm 46,9% so với cùng kỳ năm trước do nguồn sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước dành cho xuất khẩu sang thị trường này còn hạn chế.

Trong quý I/2021, đối với trứng nguyên vỏ chủ yếu xuất khẩu sang Hồng Kông chiếm 91,1%, tăng 223,2% so với cùng kỳ năm trước. Trứng bóc vỏ xuất khẩu sang một số thị trường chính gồm: Singapore, chiếm 56,8%, tăng 84,6% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản chiếm 38,4%, giảm 10,9% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu mật ong chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 93,3%, giảm 37,1%; thị trường châu Á chiếm 3,3%, giảm 36,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhận định về những khó khăn của ngành chăn nuôi trong những tháng đầu năm 2021, ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi - cho hay, giá thức ăn chăn nuôi tăng trong thời gian qua đã tác động đến rất lớn đến ngành hàng này. Cụ thể, trong quý I/2021 giá thức ăn hỗn hợp cho thịt lợn tăng 11,3% so với cùng kỳ; tăng 11,2% đối với thức ăn hỗn hợp cho gà thịt lông màu; tăng 7,5% đối với thức ăn hỗn hợp cho gà thịt lông trắng.

Cục Chăn nuôi dự báo, giá thức ăn chăn nuôi chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II/2021 do giá các nguyên liệu chính của thức ăn chăn nuôi trên thế giới hiện vẫn trong tình trạng sản lượng không tăng kịp so với nhu cầu.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung do chi phí sản xuất tăng, người chăn nuôi không có lãi và thu hẹp sản xuất. Mặt khác, chi phí thức ăn tăng nên người sản xuất có xu hướng tiêu thụ sản phẩm ở trọng lượng nhỏ như bán lợn biểu nhỏ, đẩy mạnh xuất khẩu lợn sữa.... Việc này, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung. Khi nguồn cung giảm cùng với chi phí sản xuất tăng sẽ dẫn tới giá tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số lạm phát và sức tiêu thụ của thị trường.

Tuy nhiên, đối với thị trường xuất khẩu, ông Nguyễn Xuân Dương nhận định, rủi ro đối với thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi không cao. Nguyên nhân do tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu so với tiêu thụ tại thị trường nội địa rất nhỏ. Mặt khác, sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu trong thời gian qua hầu hết đều tăng trưởng tốt ở các thị trường chính. Riêng đối với sản phẩm mật ong xuất khẩu, rủi ro từ việc Hoa Kỳ có thể điều tra áp thuế chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND liên tục giảm thời gian qua cũng gây sức ép nhất định lên giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng.

Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, Cục Chăn nuôi cho rằng, trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc xây dựng thịt lợn, thịt và trứng gia cầm thành sản phẩm quốc gia.

Riêng đối với mặt hàng mật ong, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương chuẩn bị các nội dung cho việc xử kiện chống bán phá giá sản phẩm ong mật của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành nuôi yến phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng đầu tư và thị trường tiêu thụ yến sào. Xây dựng và phát triển yến sào thành sản phẩm quốc gia. Phối hợp triển khai các giải pháp thúc đẩy nhanh vấn đề khai thông xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến sang các thị trường tiềm năng, nhất là thị trường Trung Quốc.

Về phía Cục, sẽ phối hợp với các đối tác Quốc tế trong nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu….

Năm 2020 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vượt mức 1 tỷ USD, tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,23 tỷ USD, gấp 2 lần so với năm 2015 (giá trị xuất khẩu đạt khoảng 620 triệu USD).
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Xem thêm