Thứ ba 19/11/2024 20:24

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Phải hướng đến chính ngạch

Xuất khẩu (XK) chính ngạch sang thị trường Trung Quốc sẽ giúp nâng cao năng lực sản xuất, tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp (DN) và khả năng thích ứng của bà con nông dân.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch XK nông - lâm - thủy sản năm 2018 đạt 40,02 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017. Từ các thị trường chính đến các thị trường truyền thống đều tăng trưởng mạnh so với năm 2017, ngoại trừ thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu sang Trung Quốc, cần chú trọng chất lượng

Cụ thể, kim ngạch XK nông - lâm - thủy sản sang Trung Quốc đạt 8,75 tỷ USD, giảm 3,41% so với năm 2017. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất của gạo Việt Nam với 23,7% thị phần. Tuy nhiên, XK gạo sang thị trường này 11 tháng năm 2018 giảm 42,9% về khối lượng và 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. XK sắn và các sản phẩm sắn sang thị trường Trung Quốc 11 tháng năm 2018 cũng giảm 38,3% về lượng và 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Việc Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng chính sách duy trì sản lượng ngô ở mức thấp thông qua đấu giá định kỳ do Cơ quan dự trữ ngũ cốc quốc gia quản lý với 80 triệu tấn ngô đã được bán trong năm 2018 dẫn tới sự sụt giảm các sản phẩm thay thế ngô, đặc biệt là sắn lát. Trung Quốc cũng đứng đầu về thị trường nhập khẩu rau, quả của Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch XK mặt hàng này cũng sụt giảm 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) - cho hay: Việc đầu ra vẫn phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, trong khi đó, thị trường này ngày càng siết chặt quản lý nhập khẩu, thậm chí đóng cửa nhiều tuyến cửa khẩu xuất tiểu ngạch nên kim ngạch XK rau, quả Việt Nam không thể tăng mạnh như những năm trước.

Nâng cao năng lực sản xuất, tiếp cận thị trường

Ông Toản cũng nhận định, sự chuyển dịch tầng lớp dân cư Trung Quốc diễn ra rất mạnh mẽ khi có tới 60% số người thuộc tầng lớp trung lưu, do đó nhu cầu các sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm cũng tăng theo.

Hiện, Việt Nam có 8 loại trái cây tươi được phép XK chính ngạch sang Trung Quốc gồm: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm. Các loại nông sản đang đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường theo thứ tự ưu tiên gồm: Sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang, dừa, na, doi, măng cụt. Trung Quốc đã nhất trí sẽ xem xét theo thứ tự ưu tiên mà phía Việt Nam đề nghị; đồng thời, yêu cầu Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật để đẩy nhanh tiến trình mở cửa. "Quan điểm của cả hai bên là nông sản Việt Nam cần hướng tới XK chính ngạch. Việc này giúp nâng cao năng lực sản xuất, tiếp cận thị trường của các DN và nâng cao khả năng thích ứng của bà con nông dân" - ông Toản nhấn mạnh và cho rằng, thương mại điện tử ở Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh, vì vậy, DN cần tận dụng các kênh bán hàng, đồng thời hướng tới làm ăn bài bản tại thị trường này.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Trung Quốc vẫn luôn là một trong những thị trường thương mại lớn nhất và giàu tiềm năng của Việt Nam. TS. Đào Việt Anh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc - khuyến nghị, DN cần đăng ký thương hiệu sản phẩm với cơ quan chức năng của Trung Quốc. Bên cạnh đó, để thuận lợi khi giao dịch, kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, các DN cần xác minh thực lực và uy tín của DN Trung Quốc, nhất là các đối tác được tìm kiếm qua internet. Đồng thời, cần cập nhật các thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, các quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng các địa phương của Trung Quốc.

Ông Nguyễn Quốc Toản- Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT):

Năm 2019, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe hơn. Vì vậy, DN và bà con nông dân cần tuân thủ các quy định trong sản xuất và phát triển bền vững, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch