Xuất khẩu gạo qua Lào Cai: Tìm cách gỡ ùn tắc

Tại Hội nghị “Xúc tiến kết nối xuất nhập khẩu nông, thủy hải sản và đồ gỗ mỹ nghệ” vừa được tổ chức ở Lào Cai, đã có nhiều cam kết hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) hai bên xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, mặt hàng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch đang ách tắc số lượng không nhỏ lại chưa có giải pháp khai thông hiệu quả.

Xuất khẩu gạo qua Lào Cai

Bà Nguyễn Cẩm Tú - Giám đốc Công ty Việt Tú (Lào Cai), một trong những DN đầu mối lớn về xuất khẩu gạo cho biết: Hiện công ty có những đơn hàng từ phía Trung Quốc nhập khẩu thóc, gạo lên đến hàng ngàn tấn nhưng không thể xuất khẩu được. Trong kho của công ty Việt Tú đang ách tắc gần 5.000 tấn gạo cùng khoảng 2.000 tấn thóc. Đây là số hàng khách Trung Quốc đặt mua và đã thanh toán một phần tiền mà DN hai bên không có cách nào để giao nhận.

Bà Tú nhận định, ngoài số hàng của công ty, tổng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch hiện đang “tắc” trong kho của các DN khác trên địa bàn Lào Cai ước tính khoảng từ 50.000 - 70.000 tấn.

Thực tế, nhu cầu giao thương giữa 2 tỉnh Lào Cai và Vân Nam rất lớn, hai bên đều thừa nhận họ cần phải có nhau. DN hai bên đang có nhu cầu hợp tác thật sự rất cao và mong muốn gắn kết làm ăn với nhau. Đã từng có DN Trung Quốc đặt hàng DN Việt Nam, sang Lào Cai nằm hàng tháng chờ khai thông bế tắc để nhận hàng, nhưng thất vọng.

Tắc hàng nông sản xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng sang thị trường Trung Quốc có thể nói đã trở thành “điệp khúc” mỗi khi chính quyền trung ương Trung Quốc “siết” quản lý nhập khẩu hàng hóa theo đường tiểu ngạch.

Một số DN xuất khẩu nông sản qua Lào Cai cho biết, nếu tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam không tìm được những biện pháp thiết thực khai thông ách tắc thì có thể họ phải xem xét lại việc tận dụng cơ hội xuất khẩu qua Lào Cai - Hà Khẩu. DN Trung Quốc cũng có thể sẽ tìm thị trường khác để nhập khẩu gạo và các mặt hàng nông sản. Đây là viễn cảnh cả chính quyền tỉnh Lào Cai cũng như tỉnh Vân Nam đều không mong muốn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, đi theo con đường tiểu ngạch tưởng rẻ nhưng vất vả vô cùng, tốn kém nhiều chi phí, giá thành vẫn đội lên. Do đó, Ty Thương vụ Vân Nam và Sở Công Thương Lào Cai cần tham mưu cho lãnh đạo hai tỉnh đề xuất Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc kiến nghị Chính phủ hai nước cho phép cấp hạn ngạch mỗi năm một khối lượng gạo cũng như khối lượng một số hàng nông sản khác để các DN xuất khẩu theo đường chính ngạch, dù có tăng thêm thuế suất họ cũng sẽ chịu.

Nhu cầu tiêu thụ gạo của Trung Quốc ước tính khoảng 147 triệu tấn/năm. Các DN Việt Nam rất muốn đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc nhưng để thực hiện được điều này, chính quyền hai bên cần phải có những giải pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực.
TIN LIÊN QUAN
Rà soát các lối mở biên giới đủ điều kiện xuất khẩu gạo
Lan Ngọc - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đan Mạch đã tăng trưởng mạnh, đạt mức 20,3%.
Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 được nhận định nhiều rủi ro, khó đoán định bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh.
Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Ngay những ngày đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và các nhà máy sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc cho thương mại Việt Nam.
Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu tổ chức đưa vào hoạt động Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.
Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Tổng cục Hải quan ước tính tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 đạt 786,07 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ bình chọn 10 dấu ấn nổi bật của Việt Nam năm 2024, trong đó, có nhiều nội dung đậm nét về ngành Công Thương.
Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước.
Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Mobile VerionPhiên bản di động