Thứ ba 24/12/2024 00:47

Xuất khẩu dệt may năm 2018: Số lượng đơn hàng tăng mạnh

Quý I/2018, tăng trưởng XK của ngành dệt may dự kiến đạt khoảng 7%. Đây là khởi đầu tốt giúp dệt may Việt Nam thực hiện mục tiêu 35 tỷ USD kim ngạch XK trong năm nay.
Ngành dệt may tiên phong đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam -hầu hết DN sản xuất hàng dệt may XK trong nước đã có đơn hàng đến hết quý II, thậm chí có DN đã có đơn hàng đến quý III. Tình hình khả quan này cũng đã được ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên - sớm dự báo, cho dù giá tiếp tục có xu hướng giảm nhưng số lượng đơn hàng sẽ tăng mạnh trong năm nay, nhất là với DN có quy mô lớn, khả năng đáp ứng thời gian giao hàng tốt.

Trước lo lắng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất chủ chốt lên 0,25% khiến đồng USD tăng giá ảnh hưởng tới XK, ông Vũ Đức Giang cho rằng, việc này không ảnh lớn bởi Mỹ không phải là thị trường có tính quyết định tới toàn bộ bức tranh XK của ngành. Dệt may Việt Nam hiện đang XK sang 4 thị trường lớn là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hơn nữa, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và sắp ký kết cũng giúp DN trong nước thay đổi dần kết cấu thị trường XK. Ngoài 4 thị

trường truyền thống kể trên, các DN bắt đầu đẩy mạnh hàng hóa vào thị trường mới như Trung Quốc với kim ngạch dự kiến năm 2018 đạt khoảng trên 2 tỷ USD, Nga khoảng 500 triệu USD. “Việc tăng lãi suất đồng USD sẽ không ảnh hướng tới mục tiêu xuất khẩu của ngành năm 2018” - ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.

Các hiệp định thương mại tự do không chỉ giúp ngành dệt may đa dạng hóa thị trường XK mà còn lấp dần nguồn cung nguyên phụ liệu bị thiếu hụt.

Từ chỗ phải NK hầu hết nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, hiện mỗi năm, dệt may Việt Nam đã XK trên 3 tỷ USD sợi, gần 1 tỷ USD vải, 400 triệu USD phụ liệu may. Đặc biệt, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi tư duy đầu tư công nghệ của DN, hướng sản xuất đến những phân khúc sản phẩm giá trị cao như ODM (tự thiết kế, tự chủ nguyên phụ liệu, sản xuất, vận chuyển), OBM (tự thiết kế và bán sản phẩm bằng thương hiệu riêng). Trong đó, DN đã dần chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng và công nghệ, thiết bị để thiết kế trên các phần mềm 3D, chào bán mẫu thay vì sản xuất theo mẫu của nhà NK như trước kia. Việc lựa chọn hướng khai thác sâu phân khúc sản phẩm giá trị cao giúp dệt may Việt Nam tiếp tục tạo sự khác biệt trên thị trường XK dệt may thế giới và tận dụng lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao.

Song song với việc đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm phát triển sản phẩm thuộc phân khúc giá trị cao, một số DN lớn như Tổng công ty CP Phong Phú, Tổng công ty May 10 - Công ty Cổ phần đang tiếp cận xu hướng XK hàng hóa qua kênh online. “Đây là phương thức rẻ và nhanh nhất đưa hàng hóa tới người tiêu dùng tại thị trường nước ngoài” - bà Đoàn Anh Đào - Phụ trách kinh doanh và marketing Tổng công ty CP Phong Phú - cho biết.

Năm 2017, ngành dệt may Việt Nam XK 31,2 tỷ USD, trong đó giá trị thặng dư thu về 15,8 tỷ USD. Năm 2018, thặng dư của ngành được nhận định sẽ tốt hơn do đã chủ động được một phần nguyên phụ liệu.
Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công