Thứ sáu 04/04/2025 16:26

Xuất khẩu cá tra kỳ vọng tăng trưởng 5-10%

Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh thương mại toàn cầu mới, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng về sản lượng vào năm 2025.

Nhiều tín hiệu tích cực

Ngày 18/2/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết, ngành cá tra Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng sản lượng, khối lượng xuất khẩu và giá trị vào năm 2025, nhờ giá cả hấp dẫn và bối cảnh thương mại mới của thế giới.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là top 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam. Theo thống kêm, riêng tháng 12/2024, xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đạt gần 28 triệu USD, tăng 40% so với tháng 12/2023. Luỹ kế cả năm 2024, xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đem về 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.

Các chuyên gia nhận định, năm 2025, rất có thể nhập khẩu cá tra Việt Nam của Hoa Kỳ sẽ tăng vọt khi 2 bên đã đã ký thỏa thuận song phương về việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với cá phile xuất khẩu từ Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam được dự báo có thể tăng trưởng 5-10% trong năm 2025.

Cùng với đó, việc Hoa Kỳ thực thi phán quyết của WTO mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu cá tra Việt Nam ổn định hơn sang thị trường này. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất là trong bối cảnh 2 nước đã nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khuyến nghị, để nâng cao sản lượng vào năm 2025, Việt Nam cần phải chú trọng vào nhiều mặt, bao gồm các chương trình nhân giống để lựa chọn và cải thiện chất lượng cá tra bố mẹ tập trung vào các đặc điểm như khả năng chịu mặn và kháng bệnh, nhằm cung cấp cá bột khỏe mạnh có thể thích nghi với điều kiện khí hậu thay đổi và cải thiện khả năng chống lại bệnh tật của chúng.

Kỳ vọng tăng trưởng 5-10%

Trong bối cảnh thương mại mới của toàn cầu, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng nhận định, hiện các nước Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc đang gia tăng năng lực sản xuất và chế biến cá tra.

Mặc dù chất lượng sản phẩm của họ có thể chưa theo kịp sự nhất quán của Việt Nam, nhưng họ đang thâm nhập vào các phân khúc thị trường cụ thể thông qua các chiến lược cạnh tranh về giá. Điều này tạo ra áp lực ngày càng tăng đối với thị phần của Việt Nam, đặc biệt là ở các điểm đến xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các nước hợp tác vùng Vịnh.

Hiện nay, cá tra Việt Nam chiếm 42% sản lượng cá tra toàn cầu, trong khi Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh đóng góp từ 15% đến 21%.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, tuy nhiên, kể từ năm 2023, Hainan Xiangtai Fishery, một trong những công ty xuất khẩu cá rô phi lớn nhất Trung Quốc, đã tuyên bố tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng cá tra để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng. Sản lượng của Ấn Độ đang tăng lên, nhưng kích thước cá nhìn chung nhỏ, chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước. Ngược lại, Indonesia, mặc dù có sản lượng thấp hơn, đã xuất khẩu thành công sang Trung Đông dưới thương hiệu riêng của mình và đang xây dựng danh tiếng của mình.

Trung Quốc hoàn toàn có thể nhập khẩu nhiều cá tra và cá rô phi hơn vào thị trường nội địa vào năm 2025 nếu mức thuế quan bổ sung 10% của Hoa Kỳ vẫn được duy trì đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc. Năm 2018 các sản phẩm này bị áp thuế 25%, khiến giá nhập khẩu cá rô phi đắt hơn cá tra khoảng 20% tính đến năm 2023.

Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu cá tra có thể được hưởng lợi từ mức thuế quan cao hơn của Hoa Kỳ đối với cá rô phi Trung Quốc. Các nhà xuất khẩu dường như cũng nhìn nhận vấn đề theo hướng này, khi nhiều công ty đã bắt đầu hoặc đang cân nhắc về việc chế biến cá rô phi.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, trong khi các sản phẩm cạnh tranh từ Nga và Trung Quốc phải đối mặt với các yếu tố bất lợi, xuất khẩu cá tra có thể tăng 5 - 10% vào năm 2025.

"Sự tăng trưởng trên có thể đến từ các nguyên nhân như: Lòng tin của người tiêu dùng tốt hơn. Cùng với đó là các yếu tố đến từ diễn biến mới từ thương mại của thế giới, các Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE được ký kết vào năm 2024 sẽ tạo cơ hội cho thủy sản Việt Nam tăng xuất khẩu sang thị trường UAE. Thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra Việt Nam thấp hơn so với các nước khác. Giá thức ăn thủy sản đang có xu hướng giảm", Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định.

Năm 2024, xuất khẩu cá tra đạt 2 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023. Như vậy, trải qua 2 năm nhiều biến động về cả thị trường xuất khẩu và sản xuất trong nước, ngành cá tra Việt Nam đã vượt qua thách thức, thích ứng linh hoạt và quyết tâm mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội bứt phá xuất khẩu sang các thị trường.
Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hoa Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA