Thứ tư 27/11/2024 12:52

Xuất bản số trong phát triển văn hóa đọc: Xu thế tất yếu lan tỏa văn hóa đọc

Những ngày này khắp nơi trên cả nước đang tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ nhất (ngày 21/4).

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg, lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Sự kiện này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với phát triển văn hóa đọc; đồng thời ghi nhận đóng góp của người làm sách với phát triển văn hóa, xã hội; đặt ra trách nhiệm cao hơn nữa cho cơ quan quản lý trong phát triển văn hóa đọc.

Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng hơn nữa

Hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay hướng đến 2 chủ đề lớn, đó là: Xuất bản và văn hóa đọc với công cuộc chuyển đổi số; xuất bản và phát triển văn hóa đọc để nuôi dưỡng và thực hiện khát vọng xây dựng Việt Nam hùng cường.

Trong điều kiện bùng nổ của thiết bị thông minh như hiện nay, việc sử dụng ebook, audio book… sẽ ngày càng phổ biến, chuyển đổi số trở thành điều kiện bắt buộc trong ngành xuất bản. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chuyển đổi số đã trở thành “cú huých”, cơ hội lớn mở ra giai đoạn mới cho hoạt động xuất bản.

Chia sẻ tại toạ đàm trực tuyến “Xuất bản số trong phát triển văn hoá đọc”, diễn ra mới đây, các chuyên gia đã nhận định: Chuyển đổi số là xu thế phát triển của mọi ngành nghề, trong đó có ngành xuất bản. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, xuất bản điện tử, phát triển công nghệ trong lĩnh vực sách là vấn đề mũi nhọn được quan tâm, trao đổi của các lãnh đạo cùng các đơn vị xuất bản, phát hành.

Chuyển đổi số sẽ là một cuộc cách mạng lớn làm thay đổi toàn ngành xuất bản, từ khâu sản xuất (biên tập, thiết kế, xuất bản) cho tới khâu tổ chức lưu thông, phân phối qua các nền tảng, hệ thống cung cấp sách điện tử.

Theo ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), chuyển đổi số là xu thế chung của tất cả các lĩnh vực, trong đó có xuất bản. Đây là một yêu cầu cấp thiết, là "mệnh lệnh" cho sự phát triển của hoạt động xuất bản. Khi bắt đầu xuất hiện các tác phẩm điện tử, nhiều người lo lắng về việc sẽ kết thúc kỷ nguyên của sách in. Thực tế tại các nước trên thế giới cho thấy, dù số lượng phát hành tác phẩm điện tử tăng lên nhưng số lượng sách in không giảm đi. Đây là sự phát triển trong tương tác, chứ không phải thay thế.

Dưới góc độ nhà xuất bản, bà Nguyễn Minh Huệ - Giám đốc Nhà xuất bản Công Thương - cho biết, trong bối cảnh số hóa toàn cầu, chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Mỗi nhà xuất bản cần xây dựng một định hướng, chiến lược, bước đi phù hợp để vừa có thể bắt nhịp nhu cầu của cơ chế thị trường, vừa vận dụng nền tảng công nghệ số một cách tốt nhất.

Bà Nguyễn Minh Huệ cũng bày tỏ quan điểm, muốn phát triển văn hóa đọc thì cần phát triển đồng bộ các yếu tố như: Nhà quản lý, cộng đồng xã hội, cá nhân, đẩy mạnh truyền thông quảng bá.

Bởi trên thực tế, nhà quản lý là những người định hình lên hành lang pháp lý, chính sách đường lối. Cộng đồng xã hội là các tổ chức tạo nên những giải thưởng sách, ngày sách và tôn vinh sách. Các cá nhân là trọng tâm và mục đích cuối cùng cho việc phát triển văn hóa đọc. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh truyền thông quảng bá sách góp phần khuyến khích văn hóa đọc trong cộng đồng và tạo thói quen đọc sách từ trong nhà trường, doanh nghiệp, xã hội…

Theo giới chuyên gia, trong gia đình, cha mẹ đọc cho con nghe trước khi ngủ, ngay cả khi trẻ chưa đầy 1 tuổi, là cách thức xây dựng thói quen đọc trong tiềm thức của trẻ. Ngoài ra trẻ còn học bằng cách quan sát, nên đối với trẻ em lứa tuổi mầm non hay tiểu học, cha mẹ nên duy trì việc đọc sách, báo và để trẻ quan sát điều đó.

Để phát triển phong trào đọc sách, truyền thông nên tránh những cách nói khiến mọi người hiểu đọc là phải cầm quyển sách giấy lên đọc mà bỏ qua việc nhiều bạn trẻ có thể chỉ nghe sách (audiobook) hoặc đọc sách điện tử (ebook). Các hình thức sách dựa trên công nghệ, sách tương tác là cách thức tiếp cận nhanh với các em thiếu nhi hay bạn trẻ thích sử dụng mạng.

Từ phía cộng đồng, cần duy trì đều đặn các hoạt động liên quan đến sách chứ không chỉ làm theo phong trào, ngắn hạn.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai